Không Phải Tất Cả Rời Xa Đều Là Khúc Ly Biệt Cuối Cùng

24 0 0
                                    

Trong quá trình trưởng thành của mỗi người, hoặc là luôn có người nào đó, bạn đã sớm mất đi người ấy, nhưng cả đời lại luôn sùng bái họ. Bắt đầu từ lúc tôi được sinh ra, người ấy ốm tôi trong lòng bàn tay, xem tôi như bảo bối quý giá nhất. Thời gian người ấy ở bên tôi có hạn, lưu lại cho tôi một tình yêu tựa vĩnh hằng.

Thực ra đã từ lâu rồi tôi không còn nhớ đến dáng vẻ ấy nữa. Chỉ là tối qua mơ một giấc mơ, giống như một bộ phim đen trắng, người trong phim đang ngồi trên ghế sofa, dơ tay vẫy gọi tôi lại ngồi bên cạnh người ấy, miệng luôn miệng gọi "Trứng to, lại đây". Sau khi tỉnh lại tôi nhịn không được mà khóc, tôi không biết đây là mơ hay là một đoạn kí ức tự động nhảy ra trong đại não. Chỉ là ông ngoại à! Cháu thật sự rất nhớ người.

Mọi người đều nói ngày nhỏ tôi thân với ông ngoại nhất. Cứ luôn theo đuôi mà dính lấy ông, bắt chước tất cả những hình ảnh của ông. Ông vẫn luôn thích dùng bộ râu của mình để tôi sợ mà trốn khắp nơi, lúc uống rượu còn không quên cắn tôi một phát. Tay ông kì diệu lắm, có thể đem tất cả những đồ vật mà ông không nhìn rõ biến thành đồ chơi, con quay này, đồ trang sức này, đồ chơi bằng nhung bông nữa... Mỗi lần bố mẹ giả vờ giận muốn đánh tôi, tôi liền ê a gọi ông ngoại đến bảo vệ, giống như một khu vực an ninh độc quyền. Đáng tiếc, tôi lớn khôn từng ngày, mắt ông cũng càng ngày càng mờ, tai cũng không còn nghe rõ nữa, những đêm mất ngủ thì mỗi lúc một nhiều, sức khoẻ sa sút trông thấy. Tôi muốn nắm chặt lấy tay ông mà từ từ bước, giống hệt như năm đó ông nắm lấy tay tôi.

Ông ngoại là cảnh sát, nói chuyện hay làm việc đều mạnh mẽ vang dội, thập phần uy nghiêm. Có lúc ông tức giận đến động vật trong nhà cũng phải sợ, nhưng ông ngoại sẽ không bao giờ hung dữ với tôi. Bởi vì tôi còn quá nhỏ lại luôn quấn lấy ông, nịnh nọt ông, cho nên trong nhiều thế hệ ông chiều tôi nhất. Trong kí ức rải rác ngày nhỏ, tôi nhớ rõ nhất là ông hay giấu bố mẹ cho tôi đồ ăn vặt, nhưng lại luôn nói răng của ông không tốt, mỗi lần như thế đều nhìn tôi ăn. Ở cái thời mà 5 máo đã mua được kem bơ, không có một ai giống ông, mỗi lần đều mua kẹo sô cô la loại đắt nhất cho tôi, nhìn thấy tôi vừa trân trọng vừa mãn nguyện, ông đứng bên cạnh liền nở một nụ cười sủng hạnh, lộ ra một mặt dịu dàng khó thấy.

Chúng ta thường cần một người, cho dù là bạn không nói gì thì người ấy vẫn sẽ hiểu được bạn muốn gì. Ông ngoại chính là người còn hiểu rõ tôi hơn cả chính tôi. Ông trước nay chưa từng trách oan ý tốt của tôi. Bởi vì tính chất công việc, ông ngoại là một người có chứng sạch sẽ nghiêm trọng, môic nhày đi làm về đều sẽ giặt áo sơ mi thật sạch sẽ, treo lên cho thật khô. Ngày đó tuổi còn quá nhỏ, cũng không hiểu tại sao ông ngoại lại cứ phải giặt quần áo hằng ngày như thế, có một lần tôi nhìn thấy cái áo sơ mi ông treo trên giá phơi đồ không ngừng rơi nước xuống sàn, tôi liền trèo lên tấm ván nhỏ rồi đập đập tay nơi góc áo để giúp ông vắt nước, bởi vì còn quá nhỏ nên giúp đỡ không thành, ngượ lại còn làm cho áo ông bị vấy bẩn. Lúc đầu tôi rất sợ, cảm thấy ông ngoại nhất định sẽ cực kì tức giận, thế là tôi liền đi đến băng ghế nhỏ ngồi trước cửa và bắt đầu khóc, còn vặn vẹo bàn tay tỏ vẻ lo lắng. Ông ngoại đi mua thức ăn trở về nhìn thấy tôi khóc thật đáng thương trước cửa nhà. Sau khi hiểu được sự tình ông chỉ đem áo sơ mi trắng đi giặt lại một lần nữa, không chau mày dù chỉ một chút. Ông ngoại hiểu được răng tôi chỉ muốn giúp ông thôi, cho nên ông chưa từng chỉ trích tôi. Ở trước mặt ông, dáng vẻ của tôi mãi là dung ung nhất, chân thực nhất. Tôi không sợ phạm lỗi, càng không sợ phạm lỗi xong sẽ bị ông quở trách. Trong mắt tôi, ông là người rất mạnh mẽ lại rất dịu dàng, là người có thể luôn bảo vệ được tôi.
Lúc ông đi mất tôi mới chỉ 3 tuổi, khi mẹ nói "ông ngoại chết rồi", tôi hoàn toàn không biết đó là ý gì, cái từ "chết" ấy vừa thẳng thắn vừa lưu loát. Nhưng so với "đi rồi", "không còn nữa" thì có gì đó thật không giống nhau. Trước khi ông đi chẳng để lại một dấu hiệu gì, giống như là ngủ một giấc mãi mãi vậy. Thật sự là ngủ rồi đi luôn. Đó là lần đầu tiên tôi đối diện với cái chết, nhưng tôi cái gì cũng không biết. Thân thể ông lạnh cóng, cứng ngắc??? Miệng của ông thanh sắc, chẳng còn độ ấm??? Lúc tang lễ diễn ra, tôi chỉ nhớ mơ hồ rằng tất cả mọi người lần lượt cúi rạp người, tôi lại còn tưởng đây là trò bịt mắt bắt dê. Thanh minh năm thứ 2 cùng mẹ đi thăm mộ, tấm bia mộ an tĩnh bên cạnh ông, nhưng tôi vẫn luôn không hiểu, đã nói là bịt mắt bắt dê tại sao mãi vẫn không kết thúc. Thế là tôi tìm một vòng, lại một vòng quanh ngôi mộ, miệng cứ gọi "ông ngoại mau ra đây nào, trò chơi kết thúc rồi, nhanh trở lại đi". Tôi hoàn toàn không sợ tí nào, chỉ là có mong ước nhỏ nhoi muốn được gặp lại ông. Cho dù đã qua nhiều năm rồi, nhưng hình dáng ấy vẫn luôn in sâu trong tâm trí, tôi đơn phương tuyên bố trò chơi kết thúc rồi nhưng ông ngoại mãi mãi cũng không xuất hiện nữa. Khi tôi vừa hiểu chuyện, ông ngoại đã rời đi rồi. Tôi có một cái bụng đầy những lời muốn nói, nhưng làm thế nào cũng không mở lời được. Từ một chừng mực nào đó, ông ngoại càng giống như idol tinh thần của tôi. Sau này tôi cũng học theo ông, hằng ngày đều giặt đồng phục. Ông làm việc coi trọng khí phách, xử lí sự việc linh hoạt sạch sẽ. Nhận ảnh hưởng từ ông, tôi cũng hy vọng bản thân có thể biến thành người quang minh chính đại, giới hạn phân minh. Ngày nhỏ cùng bố mẹ đi thăm nhà người bạn thân thích, cho dù tôi được cho phép chơi tuỳ ý, tôi cũng sẽ thành thật mà đứng cạnh người lớn, sẽ không tuỳ ý chạy loạn, cũng không phá phách đồ đạc. Cùng với đó, tôi cũng không thích bị người khác lấy đi đồ của mình mà không một lời nói nào. Nếu như có đồ gì rất quan trọng muốn dùng mà tìm thế nào cũng không thấy tôi sẽ nhắc mãi mấy ngày liền. Con người chướng tính như tôi... thà rằng bị người khác nói nhỏ mọn ích kỉ cũng không nguyện vì khoe khoang bản thân một chút mà oán trách người khác. Mẹ nói thường ngày ông ngoại rất khiêm tốn, bất kể là nhận được khen thưởng cá nhân hay làm việc giúp đồng hương đều luôn âm thầm không để người nhà biết. Những người bây giờ còn ở bên cạnh tôi, đều giống như ông ngoại vừa khiêm tốn lại nỗ lực. Tôi nghĩ nếu như ông ngoại còn ở bên tôi lâu hơn một chút thì tôi nhất định sẽ để ông thấy được một Trịnh Sảng chín chắn, thản nhiên và có trách nhiệm.
Tôi của bây giờ vẫn chưa đủ trưởng thành, tính cách thỉnh thoảng thật chướng, cũng không có sở trường gì khác biệt. Lúc không được như ý muốn tôi thường ngẩng đầu nhìn lên, liền cảm thấy hình như tôi và ông ngoại có một sợi giây liên kết nào đó, ông sẽ bảo vệ tôi, chỉ cho tôi, dạy dỗ tôi học được thế nào là chịu đựng hiểu lầm, đối mặt li biệt. Tôi biết những thứ phải học còn rất nhiều, rất nhiều, con đường phải đi vẫn còn xa thật xa, nhưng những thứ xa vời ấy không làm mất đi những ngày tháng hạnh phúc tuy nhỏ nhoi mà thật rõ ràng. Thời gian luôn muốn ta phải ghi nhớ thật sâu hơn. Vẫn còn chưa muộn mà, sẽ có một ngày tôi đủ mạnh mẽ, ông nhất định sẽ nhìn thấy.
Tôi muốn viết nhiều lắm, nhưng thời khắc này những lời muốn nói bỗng không thốt lên được. Muốn nói thật nhiều mà không có trọng điểm, bộ não bị chặn lại bởi quá nhiều thứ lung tung, giống như chiếc sủi cảo trong bình trà muốn rơi cũng không cách nào mà rơi ra được, năng lực biểu đạt của tôi kém thật đấy.
Nhưng mà đối diện với người thân yêu nhất, những lí do thoái thác như "người chết như đèn tắt", "nhập thổ vi an" là hoàn toàn không được. Lúc viết những dòng này, mấy ngày liền đều mơ thấy ông ngoại về, hình ảnh của ông quá mơ hồ, cúi đầu nói với tôi rất nhiều, rất nhiều. Giọng ông thật nhỏ nhẹ. Ông nói "Ông quên nói lời tạm biệt với cháu, tạm biệt nhé! Đứa cháu ngoan của ông". Tôi mong biết bao mỗi ngày ông ngoại đều đến trong giấc mơ, nói chuyện với tôi. Ở một ngày nào đó mà tôi không nhớ rõ nữa, ông nhắm mắt, miệng mỉm cười, giống như đang ngủ một giấc mà mãi cũng không tỉnh lại nữa. Nhưng tôi hy vọng ông vẫn còn, không ngừng hy vọng ông vẫn còn.
Có người đi rồi, nhưng không phải là không còn nữa
Đây không phải kết thúc mà là lúc người ấy bắt đầu bước vào trong tim bạn.

Sách Của Trịnh SảngNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ