Xuân Diệu:
Thơ hay là thơ gợi cho người đọc một cách tò mòTố Hữu:
Thơ là tiếng nói đồng ý, đồng tình, tiếng nói đồng chí.Lưu Trọng Lư:
- Thơ là nhạc của ngôn từ.Seenri Sepxki:
Ở đâu có sự sống, ở đấy có thơ ca.Lê Quý Đôn:
Thơ phát khởi từ trong lòng ta.Ngô Thời Nhậm:
Hãy xúc động hồn thơ cho ngọn bút có thần.- Một câu thơ hay là câu thơ có sức gợi.
Lê Đức Thọ:
- Thơ hay là ở sự súc tích nói ít gợi nhiều. Ý thơ không chỉ nằm gọn trong khuôn khổ 1 câu thơ, mà còn nằm trong kết cấu chung của toàn bài. Vì thế, nếu hiểu thơ mà cứ tách riêng từng câu để suy dẫn thì có thể dễ sai, không hoà nhịp được với tâm hồn nhà thơ, không nắm bắt được ý thơ của nhà thơ.
- Vì thơ súc tích nên khó tự bảo vệ.
Xuân Diệu:
-“Trẻ” và “Thơ” là hai ý niệm vẫn gắn liền nhau, đã nói đến thơ là phải nói đến trẻ. Sức sống trẻ, trí tưởng tượng trẻ, cảm xúc trẻ, ngôn ngữ trẻ, vần điệu trẻ, tâm hồn mãi mãi trẻ.
- Tình yêu và thơ là hai phạm trù mà trong đó cái tuyệt vời thông minh kết hợp với cái tuyệt vời ngây thơ là hương đặc biệt của một số tâm hồn thi sĩ và tình nhân.
Nguyễn Đình Thi:
Thơ là tiếng nói đầu tiên, tiếng nói thứ nhất của tâm hồn khi động chạm tới cuộc sống (...) văn xuôi lôi cuốn người như dòng nước, đưa ta đi từ điểm này qua điểm khác. Thơ chỉ chọn ít điểm chính, bấm vào những điểm ấy thì toàn thể động lên theo. Thơ là tổng hợp, kết tinh. Văn xuôi cho phép không hoàn toàn, nhưng thơ thì luôn luôn đòi hỏ sự toàn bích.
Nguyễn Tuân:
Thơ là ảnh và nhân ảnh, thơ cũng loại cụ thể hữu hình nhưng nó khác với cái cụ thể của văn. Cùng mọc lên trong đống tài liệu thực tế nhưng từ một cái hữu hình nó thức dậy được những vô hình bao la, từ một điểm nhất định mà nó mở được ra một cái diện không gian thơi gian, trong đó nhịp mãi lên một tấm lòng sứ điệp.
Bạch Tư Dị:
Tình là cái gốc của thơ.
Lục Du:
Công phu thơ là ở ngoài thơ.
Phan Ngọc:
Nghệ thuật chỉ tự do khi nghệ sĩ nhận thức được sức bền của những vật liệu mình xây dựng.
Tố Hữu:
- Bài thơ hay là bài thơ chỉ làm cho người ta không còn nhìn thấy câu thơ, chỉ còn cảm thấy tình người, quên rằng nó là tiếng nói của ai, người ta chỉ còn cảm thấy nó như tiếng ca cất lên từ lòng mình, như là của mình vậy.
- Cuộc đời là nơi xuất phát và cũng là nơi đi tới của văn học.
- Thơ là điệu tâm hồn đi tìm những tâm hồn đồng điệu.
Ngô Thời Nhậm:
Thơ mà quá cầu kì thì sa vào giả dối, quá trau chuốt thì sa vào xảo trá, hoang tưởng hiu hắt thì phần nhiều sa vào buồn bã. Chỉ có thuần hậu, giản dị, thẳng thắn, không giả dối, không xảo trá, không buồn bã mà rốt cuộc chú trọng đến sự ngăn chặn điều xấu, bảo tồn điều hay, mới là những đặc sắc chính của thơ (giải thích: đây là quan niệm thơ ngôn chí của người xưa).
Lamactin:
Thơ là sự hiện thân cho những gì thầm kín nhất của con tim và thiêng liêng nhất của tâm hồn con người.
Thế Lữ:
“Thơ riêng nó phải có sức gợi cảm, bất cứ trong trường hợp nào”
Lưu Trọng Lư:
“Thơ sở dĩ là thơ bởi vì nó súc tích, gọn gàng, lời ít mà ý nhiều”.
Xuân Diệu:
“Thơ phải súc tích, phải rắc lại như một thứ thuốc nấu nhiều lần. Những sự vật thường vẫn nhạt vẫn loãng, thi sĩ đem kết đọng lại, tụ lại làm nên những câu thơ đậm đà, tài liệu thì vẫn lấy trong đời thường, trong cuộc sống hàng ngày, trong những sự rung động của trái tim, của xương thịt nhưng khi đã đem vào thơ thì tài liệu biến đi và thành ngọc châu (Thơ khó- Ngày nay39)
Chế Lan Viên:
Làm thơ là bàn sự phi thường. Thi sĩ không phải là người, nó là Người Mơ, Người Say, Người Điên. Nó là Tiên, là Ma, là Quỷ, là Tình, là Yêu. Nó thoát hiện tại. Nó xáo trộn dĩ vãng. Nó ôm trùm tương lai. Người ta không hiểu được nó vì nó nói những cái vô nghĩa, tuy rằng những cái vô nghĩa hợp lí. (Tựa Điêu Tàn)
Nguyễn Đình Chiểu:
Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm
Đâm mấy thằng gian, bút chẳng tà
Hồ Chủ tịch:
Nay ở trong thơ nên có thép
Nhà thơ cũng phải biết xung phong”
- Cảm tưởng đọc Thiên gia thi –
Kahlil:
Thi nhân là kẻ thù trung gian giữa sáng tạo và quần chúng. Thi nhân là mẹ đẻ của ngôn ngữ.
Henrich Kainơ:
Nhà thơ chỉ cường tráng khi bám chặt đời sống hiện thực và sẽ bất lực khi tách rời cuộc sông.
Pauxtopxki:
Niềm vui của nhà thơ chân chính là niềm vui của người mở đường cho cái đẹp của người biết đi tới tương lai.
Bêlinxki:
Không có nhà thơ nào tự bản thân mình hay do bản thân mình mà thành vĩ đại, cũng không thể do những nỗi đau riêng tư hay hạnh phúc riêng tư của mình, nhà thơ vĩ đại chính là người đau khổ và hạnh phúc đều ăn sâu vào trong xã hội, trong lịch sử và do đó mà trở thành một bộ phận khăng khít thành đại biểu của xã hội của thời đại và của nhân loại. Chỉ có nhà thơ nhỏ bé mới vì mình và đau khổ cho riêng mình nhưng cũng lại chỉ anh ta nghe lấy những lí nhí của anh, những tiếng mà xã hội và nhân loại không buồn nghe đến.
BẠN ĐANG ĐỌC
Văn Học Nghệ Thuật
Thơ caTopic về văn học, thơ ca, nghệ thuật. Mình sưu tầm, tích góp ở rất nhiều chỗ, mạng có, sách có, tự nghĩ cũng có, vì vậy mọi người vui lòng không bình luận tiêu cực về công sức mình bỏ ra. Cảm ơn. Tịch Thiên Dy ♥️ #Bìa ở Min of Vague team nhé mn