Đất Nước - 9 câu đầu

1.9K 36 11
                                    


•ĐẤT NƯỚC:
•9 câu đầu + chất liệu văn hóa, văn học dân gian.

"Giá trị của một tác phẩm nghệ thuật trước hết nằm ở giá trị tư tưởng của nó". Câu nói hiển nhiên như một chân lý không thể phủ nhận. Một tác phẩm nghệ thuật có giá trị cốt ở một tư tưởng mới mẻ, độc đáo chứ không phải những tư tưởng được viết ra dưới ánh sáng của một khuôn mẫu nào đó. Một nhà văn tầm cỡ phải có những phát hiện riêng của mình về chân lý đời sống, có những triết lý riêng của mình về nhân sinh và Nguyễn Khoa Điềm với đoạn trích Đất Nước là một minh chứng điển hình. Với đoạn trích thi nhân đã để lại trong dòng chảy văn học Việt những trang thơ đầy xúc động và ám ảnh về quê hương đất nước, đặc biệt là qua phương diện chiều sâu văn hóa lịch sử trong 9 câu thơ đầu từ đó ta thấy được chất liệu văn hóa, văn học dân gian mà nhà thơ muốn thể hiện.

Nguyễn Khoa Điềm là một gương mặt tiêu biểu trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Ông đã ghi dấu ấn riêng để trở thành nhà thơ có đóng góp quan trọng cho thành tựu thơ ca chống Mỹ. Thơ Nguyễn Khoa Điềm là sự kết tinh giữa cảm xúc nồng nàn và suy tư sâu lắng của người trí thức về đất nước con người Việt Nam. Thơ ông tiêu biểu cho khuynh hướng thơ trữ tình chính luận. Đoạn trích Đất nước nằm phần đầu chương 5 của "Trường ca Mặt đường khát vọng" - được viết ở chiến khu Trị Thiên năm 1971. Chương thơ thể hiện sự cảm nhận của tác giả về đất nước qua các phương diện: lịch sử, địa lý, chiều sâu văn hóa.

Xuân Diệu đã rất đúng khi cho rằng: "Người đọc thơ muốn rằng thơ phải xuất phát từ thực tại, từ đời sống nhưng phải đi qua một tâm hồn, một trí tuệ và khi đi qua như vậy tâm hồn trí tuệ phải in dấu vào đó thật sâu sắc càng cá thể càng độc đáo càng hay". Bắt nguồn từ những điều giản dị, thiêng liêng gắn bó với đời sống tâm hồn người dân, cội nguồn "Đất Nước" đã in dấu vào lòng người đọc một cách thật sâu sắc và độc đáo:

"Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
Đất Nước có trong những cái "ngày xửa ngày xưa" mẹ thường hay kể
Đất nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc "

Với câu thơ đầu tiên tác giả không xưng "tôi" mà xưng "ta": vừa là nhân vật trữ tình vừa là mỗi chúng ta những con người Việt. Câu thơ mở đầu được viết như thể khẳng định một chân lý ai cũng biết: Đất nước đã có từ rất lâu từ trước khi ta sinh ra và đó là lời khẳng định về sự trường tồn của đất nước qua mấy nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước. Hai câu thơ tiếp theo Nguyễn Khoa Điềm và diễn tả cụ thể về sự ra đời của đất nước:

"Đất Nước có trong những cái "ngày xửa ngày xưa" mẹ thường hay kể
Đất nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn"

Đất Nước hiện hình trong những câu chuyện cổ tích mẹ thường hay kể cho ta nghe mỗi đêm khuya thời thơ ấu. Cụm từ "ngày xửa ngày xưa" mang điệu hồn về những câu chuyện cổ tích huyền thoại đưa ta về một thuở rất xa khi đất nước mới sơ khai. Câu truyện cổ tích là nguồn sữa trong lành nuôi dưỡng tâm hồn ta giúp ta yêu cái đẹp, cái thiện căm ghét, tránh xa cái ác, cái xấu. Ý nghĩa về những câu chuyện cổ tích trong đời sống tâm hồn người Việt cũng được nhắc đến trong thơ của Lâm Thị Mỹ Dạ:

Văn Học Nghệ ThuậtNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ