Đây là toàn bộ bài viết về "Cái Ao Tròn, Cái Giếng Méo, Cây Thị Vẹo, Cây Khế Khẳng Khiu" đc đăng trên báo Gia Đình & Pháp Luật.
Bị "vật" vì dám mạo phạm kho báu có yểm bùa?.
Dù nhận mình là người nắm rõ hết mọi chuyện ở địa phương, nhưng khi chúng tôi hỏi lời đồn thổi về những địa điểm chôn kho báu của người Trung Quốc? hay những cái chết không rõ nguyên nhân của người trong làng?. Giọng bà Thêm lạc hẳn đi, khuôn mặt hơi tái, tay run run. Bà khẳng định với chúng tôi rằng: "Chuyện về những người Trung Quốc đã chôn vàng trên quả đồi ở nơi đây là có thật". Bà Thêm cho biết: "Chuyện về: Ao nước tròn; Cây thị vẹo; Cái giếng méo; Cây khế khòng kheo là có thật và đã tồn tại từ lâu đời ở đây". Những "truyền thuyết" đó nằm trên quả đồi, cũng là nơi những nạn nhân sinh sống, cách nhà bà Thêm khoảng 200m. Tuy nhiên, hiện tại chỉ còn cây thị và cái giếng, ao nước tròn thì hiện giờ cũng chỉ còn lại dấu tích, cây khế cũng đã không còn.
Theo bà Thêm giải thích về nguồn gốc vì sao lại có tên kì lạ như vậy:
– Ao nước tròn: là cái ao nằm trên tận đỉnh đồi, rộng khoảng 30m2. Dù nằm trên đỉnh đồi, nhưng quanh năm lúc nào cũng có nước.
– Cây thị vẹo: là cây thị cổ thụ có thân to kềnh càng. Tuy rất sai quả nhưng kì lạ là quả thị nào cũng đều có hình dáng bị vẹo chứ không được tròn như những quả thị bình thường hay bán ở chợ. Cả làng không ai dám ăn, dù là quả đã rụng.
– Cái giếng méo: là do miệng cái giếng có hình dạng méo không được tròn, độ sâu khoảng 3m, lúc nào cũng đầy nước. Ko ai dám soi nhìn xuống giếng, nếu nhìn xuống thì sẽ trông thấy hình ảnh phản chiếu, cảm giác có một khuôn mặt gớm ghiếc đang nhìn lên với vẻ giận dữ. Ai đã nhìn xuống thì khi về nhà y rằng: tối ngủ mơ thấy ác mộng và gặp những điều không hay.
– Cây khế khòng kheo: là cây khế mọc ngay cạnh bên cái giếng méo, nhưng có một điều lạ kì là cây khế này mọc ngay trên một phiến đá lớn. Hình dáng cây khế rất đặc biệt, nó cong queo không ra hình dáng gì, cây khế kì quái này năm nào cũng cho ra quả có hình dáng "queo" lại.
Bà Thêm kể tiếp:
– Trước đây! vào những ngày trở trời thường xuất hiện những vệt cỏ sạm lại, kết nối các vị trí: Ao nước, cái giếng, cây thị, cây khế lại với nhau. Dân làng ai cũng thấy lạ nhưng không ai dám lại gần để tìm hiểu.
Còn nói về tung tích hai vị khách người Trung Quốc lạ mặt đã từng đến làng thì bà Thêm cho biết: Sau ngày họ rời khỏi làng, mặc dù chính quyền cho dân quân lập chốt mật phục suốt cả tháng trời để trông chừng nhưng chẳng thấy ai quay lại. Khi dân quân đến đào ở những địa điểm kia cũng chẳng thấy vàng đâu. Nhưng một thời gian sau, ở một vị trí khác trên quả đồi, bỗng xuất hiện 1 cái hố mới bị đào tung lên, sâu khoảng chừng 1,5m, đường kính như cái nong lớn. Mọi người đến để xem thì chẳng thấy gì, chỉ thấy bên cạnh cái hố có vài cái chum rỗng và một tấm vải đỏ viết toàn những tiếng Trung Quốc. Mặc dù, chính quyền và người dân khám xét cả khu nhưng chẳng tìm thấy gì nghi ngờ.
BẠN ĐANG ĐỌC
THẦN GIỮ CỦA - SỰ THẬT HAY TRUYỀN THUYẾT?.
EspiritualTheo như Cố giáo sư Hoàng Phương viết , thì từ Nam Sách - Hải Dương đến biên giới Việt Trung theo hướng đông bắc, có trên 300 điểm chôn vàng . Tại sao có chôn , các bạn có thể tham khảo tại : Tích hợp đa văn hóa...Và cuốn băng của Cố Giáo sư , tôi k...