Phần 1

100 5 1
                                    

Xin chào, tôi là bác sĩ. Một bác sĩ viết văn. Tôi thường viết về những câu chuyện mộc mạc của tuổi trẻ, hay đôi khi là một câu chuyện tình yêu buồn nào đấy.

Nhiều người thắc mắc: bác sĩ cứng nhắc như vậy sao có thể viết văn. Thực ra, tôi chẳng phải là người sống nội tâm. Tôi cũng không phải người có ý nghĩ sâu sắc. Chỉ là những câu chuyện được tôi viết chính là những cảm xúc thực tế của tôi được gói gém vào đó.

Ví dụ, tôi hôm đó cảm thấy buồn, rất buồn, tôi sẽ nhớ lại câu chuyện tình yêu của tôi và kể bằng thơ văn. Hay bất chợt tôi có niềm vui, dĩ nhiên cảm xúc đó tôi đều truyền đạt bằng văn xuôi cả.

Chồng tôi, anh thường là nguồn tài trợ những lời lẽ hoa mĩ cho tôi. Bởi vì anh rất có khiếu ăn nói. Nhưng đôi khi anh lại là nguồn cảm hứng để tôi sáng tác những mẩu truyện nhỏ.

Tôi chẳng cần phải tìm tòi đâu xa. Nhà tôi, ngày nào cũng có chuyện để viết. Có khi viết được hẳn mấy quyển.

Thỉnh thoảng bất chợt một buổi sáng nào đó, tôi thảnh thơi ngồi chơi, vì được nghỉ hay không phải ca trực và anh phải cật lực làm việc, tất nhiên tôi sẽ viết văn. Tôi sẽ im lặng cho anh làm việc. Tôi có thói quen thường xuyên ngắm anh. Tôi vừa viết văn vừa ngắm anh. Anh lại nhắc nhở tôi tập trung vào công việc. Tôi vẫn thắc mắc tại sao anh lại biết tôi nhìn anh?

Hay là chuyện nấu cơm. Anh lười lắm, chẳng bao giờ nấu cơm. Tôi thì vụng về, hầu hết chỉ nấu qua loa mấy món, nhưng anh chấp nhận ăn như vậy còn hơn là phải nấu. Rõ ràng anh nấu được rất nhiều món vậy mà rất ít khi anh vào bếp.

Tôi thường có tài liệu nghiên cứu về nhà. Lúc ấy tôi cần yên tĩnh. Nhưng không đó là lúc anh bắt đầu trêu chọc tôi. Anh lại làm ồn. Anh phá tan cái không khí im lặng đó bằng những tiếng ồn kinh khủng. Vì thế, tôi thường mắng anh. Tôi mắng anh rất nhiều. Nhưng đâu rồi cũng vào đó, anh lại tiếp tục.

Bình thường nếu tôi được ở nhà nghiên cứu một thứ gì đó. Tôi rất hay bỏ bữa. Hầu như chẳng khi nào tôi ăn cả. May quá có anh, anh lúc nào cũng nhắc nhở tôi, làm tôi muốn quên mà cũng không thể quên được.

Tôi có tật rất xấu. Đó là ngủ hay chảy dãi và gác chân. Dù lớn nhưng tôi vẫn chưa sửa được. Ngày trước, tôi chảy nước dãi, anh còn cằn nhằn trách móc. Sáng nào câu cửa miệng của anh cũng là:"áo tôi ướt cả mảng rồi đấy cô ạ". Nhưng bây giờ chắc quen nên anh cũng chẳng nói nữa. Còn gác chân. Tôi được gác thoải mái. Chính vì thế nên bây giờ tôi không thể bỏ được tật ấy.

Nhiều đồng nghiệp của tôi nói:"anh ấy hiền thế, là chồng em thì còn lâu". Trời ơi mọi người đâu sống với anh đâu mà biết. Anh rất khó tính, từng chút một. Tôi ăn bánh mì, có vãi một chút, anh bắt bằng được tôi đi quét. Tôi nói lát nữa nhưng anh nằng nặc bắt tôi đi quét. Cuối cùng tôi phải chịu trận. Anh rất gọn gàng ngăn nắp. Tôi đã nói sách vở tôi để nguyên đó, nhưng anh vẫn cứ dọn. Trời, tôi lại phải tìm lại đống tài liệu đó.

Mấy cô em ở bệnh viện cứ khen tôi sướng. Vậy mà tôi lại thấy mệt. Mệt vì lấy phải ông chồng trẻ con. Nhưng mệt mà vui.

Khó tính là vậy nhưng nhiều lúc anh đáng yêu vô cùng. Anh dù bận đến mấy nhưng vẫn nhắc nhở tôi. Anh dù có đi công tác nhưng anh vẫn nhắc tôi ngủ sớm, dù tôi nhiều báo cáo thì anh cũng sẽ sẵn sàng viết hộ tôi mấy tờ.

Thật tình tôi cũng muốn giúp anh. Nhiều lúc tôi thấy anh phải chạy xô với đống "dealine", thức trắng cả đêm vẫn chưa xong. Tôi mới bảo đưa đây tôi làm hộ cho. Nhưng không. Ôi trời ơi, từ ngữ chuyên ngành của anh tôi chẳng hiểu gì. Lắm lúc anh đưa cho tôi làm, thì dù IELTS có cao chắc cũng không dịch được. Tôi nghĩ ngành y là nhiều từ ngữ chuyên ngành nhất, khó hiểu nhất, nhưng khi tôi cầm bản thuyết trình của anh tôi mới biết rằng mình đã sai, sai rất nhiều.

Đi siêu thị, anh rất hay mua những thứ lặt vặt. Lúc thì anh mua mấy thứ mà chẳng bao giờ dùng. Hay nhiều khi thứ cần mua thì lại không bao giờ anh mua. Anh mua rất nhiều đồ ăn. Tôi rất thắc mắc. Anh làm sao có thể ăn hết. Toàn mì tôm với đồ hộp. Và cuối cùng tôi đã biết. Thì ra khi tôi phải trực. Anh không nấu cơm toàn ăn đồ hộp. Tôi biết được, vậy nên trước khi đi tôi phải nấu đồ ăn trước, để tủ lạnh cho anh ăn. Nên dạo này anh cũng không mua nhiều như trước.

Chuyện nhà anh chị trẻ conNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ