Thiên Quỳ Tử - 天葵子
Tóm tắt chap 1: Nghĩa quân Lam Sơn đang trong khí thế chiến thắng khi liên tục đại phá quân Minh, thế nhưng biến cố chủ tướng Lê Lợi mắc bệnh truyền nhiễm đã xảy ra làm cho nghĩa quân lo lắng hoang mang. Kết thúc chap 1, đại thần Nguyễn Trãi đã nói "Ta còn một cách...". Vậy chúng ta hãy xem cách mà Nguyễn Trãi nói đến là gì?
________________________________________________________________________________
Một nô tì dáng người nhỏ con chạy nhanh vào phủ trên tay cầm một bức thư, vừa tới chính điện đã gặp ba vị phu nhân ở đó nên kính cẩn lạy:
- Thưa phu nhân, đây là thư của nghĩa quân Lam Sơn gửi về.
Ở hậu phương, chủ tướng Lê Lợi vẫn còn ba người vợ kết hôn từ khi chủ tướng chưa nổi dậy khởi nghĩa. Tuy nói là phận nữ nhân nhưng mỗi người đều đã đi hầu chủ tướng ở doanh trại Lam Sơn, hy sinh không ít, ai cũng thuộc là nữ cường. Ở hậu phương, ngày ngày mà lo lắng tin tức của chủ tướng nay có mật hàm gửi về ai nấy đều vừa mừng vừa lo. Vị phu nhân Trịnh Thị cầm lên đọc, đọc được vài dòng tay bà đã run run ngước nhìn hai vị phu nhân còn lại cũng đang trông ngóng tin tức của nghĩa quân Lam Sơn, bà một tay cầm bức thư tay còn lại lật đóng quyển Tôn Tử Binh Pháp.
- Chủ tướng đã lâm bệnh nay Nguyễn Trãi tướng quân gửi mật hàm về kêu chị em ta lựa ra một người để hầu bệnh.
Nghe xong ai trong phủ đều sợ hãi, chăm bệnh ở xa trường chỉ có một đi không trở về mà thôi. Ngọn đèn dầu leo lét ở giữa gian phòng cũng gần tắt lịm vì gió cứ thế mà cuồn cuộn thổi vào, dường như ngọn đèn nó báo hiệu cho người trong gian phòng này biết nếu không nhanh tính mạng của chủ tướng cũng e rằng "như ngọn đèn treo trong gió'', sẽ tắt khi có cơn gió lớn thổi vào. Một hồi lâu cũng có vị phu nhân đứng lên, lấy vạt áo Giao Lĩnh Thường mà lau đi hai hàng nước mắt:
- Xin chị cho em ra doanh trại để hầu bệnh chàng - Phu nhân Trịnh thị nghe nói liền hốt hoảng.
- Em Ngọc Trần, em không thể đi, con em sinh cho chủ tướng mới hai tuổi, em đi lần này nếu không may không về Nguyên Long phải tính làm sao?
Nghe được lời nói của phu nhân Trịnh Thị, vị phu nhân này quỳ xuống ngập người:
- Chủ tướng nay lâm bệnh là nỗi lo cho thiên hạ. Nếu chẳng may chủ tướng có mệnh hệ gì thì trăm dân nước Nam ta không phải lại làm nô lệ cho bọn phương Bắc sao? Chị còn có cả phủ này, còn em Thị Nghiêu tuổi còn trẻ, em đi là hợp lý nhất.
Phu nhân Trịnh thị bước lại nắm lấy tay của nàng thương cảm lệ hai dòng cũng tuôn ra.
- Được... em đi... nhưng em yên tâm, ta hứa với em, Nguyên Long cùng với Tư Tề, ta đều sẽ xem như là con ruột ta, em cứ yên tâm chăm bệnh cho chàng, cả phủ chờ tin tốt của em.
Tư Tề, Nguyên Long là hai hài tử của chủ tướng Lê Lợi. Nguyên Long còn nhỏ thì không nói, nhưng Tư Tề từ khi là chàng thiếu niên biết nhận thức thì đã đi theo cha mà chiến đấu chông quân Minh. Tuy nhỏ tuổi nhưng lại góp nhiều công sức cho nghĩa quân, nay cha lâm bệnh, chính Tư Tề cũng lo lắng. Nhưng suy cho cùng, nước đi của phu nhân Phạm Thị này là nước đi cho đại cuộc, nếu người hầu bệnh chủ tướng lần này là phu nhân Trịnh Thị, thì chẳng phải hai mẹ con của phu nhân đã cống hiến hết sức mình hay sao? Nếu một mai, Lê Lợi thắng trận thì còn ai nhớ đến hai mẹ con nàng, nay nàng đi hầu bệnh may khỏi thì được lòng chủ tướng dẹp đường cho con nàng sau này, còn nếu không may nàng không qua khỏi thì lần này nàng đi sẽ không uổng phí.
BẠN ĐANG ĐỌC
THIÊN QUỲ TỬ - 天葵子
Ficción históricaThiên Quỳ Tử là một quyển truyện dã sử kể về hai thời vua nhà Hậu Lê là Lê Thái Tổ Cao hoàng đế (Lê Lợi) và Lê Thái Tôn Văn hoàng đế (Lê Nguyên Long). Mượn bối cảnh hai thời vua đầu kỳ nhà Lê, Thiên Quỳ Tử sẽ kể lại cho người đọc những vui buồn nơi...