1. MẸ TÔI GIẾT TÔI
“Mẹ giết tôi
Cha ăn tôi
Anh và chị tôi ngồi dưới gầm bàn
Nhặt xương của tôi lên
Chôn trong mộ đá lạnh lẽo”*Bài đồng dao Mẹ tôi giết tôi kể về một cậu bé bị mẹ kế giết hại, sau đó bà ta nói với người cha là cô chị không cẩn thận giết cậu bé, rồi nấu xác cậu bé đem cho người cha ăn, cô chị đau xót đem xương em trai chôn dưới gốc cây.
_______________________2. EM GÁI CÕNG BÚP BÊ
“Em gái cõng búp bê
Ra vườn ngắm anh đào
Búp bê òa khóc gọi “mẹ ơi”
Chim nhỏ trên cây cười ha hả
Búp bê à búp bê sao lại khóc?
Có phải nhớ mẹ rồi không?
Búp bê à búp bê đừng khóc nữa
Có tâm sự gì thì nói với tớ đi
Trước đây tớ cũng có gia đình
Có ba có mẹ yêu thương
Một hôm ba say rượu
Cầm búa đi về phía mẹ
Ba chém thật nhiều nhát
Máu tươi nhuộm đỏ tường
Đầu mẹ lăn dưới đất
Mắt mẹ vẫn nhìn tớ
Ba ơi mẹ ơi vì sao thế?
Sau đó ba bảo tớ giúp ba
Bọn tớ chôn mẹ dưới tàng cây
Sau đó ba lại cầm búa lên
Lột da tớ làm búp bê.”*Bài đồng dao trên khá nổi tiếng và có nhiều phiên bản, phiên bản thịnh hành nhất chính là câu chuyện về cô bé tên Bắc Thôn Ngọc Thượng, con của một vị tướng quân với vợ nhỏ. Lúc nhỏ Ngọc Thượng rất xấu, đến khi lớn lên vẫn còn xấu. Cho dù là ba mẹ cùng em gái cũng không thích cô cũng không muốn gần gũi cô bé, bởi vì thời đó "xấu xí" bị xem là một "căn bệnh truyền nhiễm"... Ngọc Thượng vì thế thu mình lại, người bạn duy nhất chính là con búp bê mặt cười, cô ôm nó suốt ngày.
Đến năm 15 tuổi diện mạo vẫn không thay đổi, cô bé tự ti rơi vào tuyệt vọng, treo cổ tự sát trong phòng mình. Bởi vì từ nhỏ xa lánh mọi người nên không ai phát hiện cô đã chết. Đến khi tóc rơi xuống sàn, váy trắng biến thành màu đỏ sẫm, mẹ cô bé cũng phát hiện. Mẹ cô gào khóc thảm thiết, sau khi làm đám tang cho con gái, bà vẫn không sao quên được cảnh tượng đó, bà đổ tất cả lỗi lầm lên đứa con gái thứ 2. Sau đó bà u uất lâm bệnh nặng và qua đời ở tuổi 30. Trước khi chết bà vẫn ôm búp bê cười của Ngọc Thượng và nói rằng sẽ đi tìm con gái.
Mọi chuyện bắt đầu kỳ lạ sau cái chết của 2 mẹ con, cứ đến tối thì có tiếng quạ kêu quác kèm theo tiếng nỉ non truyền ra từ căn phòng của 2 mẹ con"Mẹ ơi, con cô đơn quá!"
"Mẹ ơi, sao không ở bên cạnh con?"Thứ duy nhất chứng minh bọn họ từng tồn tại chính là con búp bê có gương mặt cười...
Để làm dịu sự sợ hãi của mọi người, tướng quân sai người khắc mặt mèo lên khuôn mặt của búp bê (Nhật Bản xem mèo là linh vật?), nhưng dặn dò không được khắc miệng vì không muốn nó phát ra âm thanh. Và sau đó búp bê được đặt trong nhà suốt trăm năm... Đến thời chiến tranh, gia đình Bắc Thôn bị tàn sát cả nhà, tài sản bị cướp đi, con búp bê cũng bị bán đi và trôi dạt khắp nơi. Cuối cùng nó được bán cho một cửa hàng đồ chơi và được một cô bé mang về nhà. Vào ngày nọ sau khi ăn tối, cô bé ôm búp bê ra vườn ngắm hoa đào, đột nhiên cô nghe thấy một giọng nói kỳ lạ phát ra từ con búp bê - "Mẹ ơi!".___________________
3. CHƠI DÂY
“Thắt dây buộc vào những ngón tay bạn có thể kết dây
Kéo dây, móc ra hình, hoạt tiết thật dễ thương
Bạn xoay một móng gà lớn, tôi biến thành một sợ mì
Bạn thắt thành lưới cá, tôi thắt ra cái chậu
Bạn thắt máy bay hạ cánh, tôi thắt thành cái kéo và lọ hoa.
Chơi dây, chơi dây nha ~ ngón tay khéo léo xoay nha”Trước đây có cặp anh em song sinh luôn ngồi trong góc nhà chơi dây với nhau, hai đứa không có cha, người mẹ vì cuộc sống bức bách đi làm gái điếm rồi quen biết một gã đàn ông không bình thường, thích ngược đãi trẻ con, một ngày nọ gã đến nhà người mẹ trông thấy cặp song sinh đáng yêu, lập tức đánh thức con quỷ trong người gã, thừa dịp người mẹ đi vắng gã đã sát hại tàn nhẫn 2 anh em. Khi đó 2 đứa trẻ đang ở nhà chơi dây, gã biến thái đã ra tay với thủ pháp vô cùng kinh tởm.
Ở hiện trường, hai đứa trẻ bị treo lên ruột thòng xuống đất, bên dưới là hai cái chậu đầy máu. Cả hai đều bị chặt làm bảy tám khúc. “Móng gà lớn” là tay, “sợi mì” là ruột, “lưới cá” là dây trói, “chậu” là chậu máu, “máy bay hạ cánh” cùng “cây kéo” chính là thủ pháp gã thực hiện, gã dùng kéo rạch bụng hai đứa trẻ cắt từng khúc nội tạng quăng xuống đất (máy bay hạ cánh), và “lọ hoa” chính là đem hai trái tim bỏ vào lọ thủy tinh.
4. CHÚ CHIM TRONG LỒNG
“Chim trong lồng à chim trong lồng ~
Lúc nào cũng muốn bay ra
Vậy trước khi bình minh lên
Sếu cùng rùa hợp lại
Sau lưng bạn là ai?”*Đây là bài đồng dao về một trò chơi trẻ con ở Nhật Bản, đứa trẻ ma sẽ ngồi xổm dưới đất che mắt lại, những đứa trẻ khác sẽ nắm tay nhau xoay xung quanh nó và hát đồng dao, sau khi hát xong nó sẽ đoán đứa trẻ sau lưng nó là ai, nếu đoán đúng thì đứa kia sẽ thế chỗ cho nó. Hàm ý của bài đồng dao này là “thời khắc đối diện với quỷ, chim trong lồng đã tìm được kẻ chết thay”.
_____________________
5. TÌNH TANG ĂN THỊT
“Tinh tang tang, không ai động
Nhìn thấy rõ, lòng khó yên
Bụng òng ọc, vẫn không ăn
Anh không ăn, tôi ăn trước
Hu hu hu, uống hết sạch
Đấm ra, kéo giấu
Hi ha ha, đừng hoang mang
Bữa ăn sau, bạn làm canh”*Thực chất đằng sau là một câu chuyện kinh dị. Câu chuyện của bài này là tình trạng người ăn thịt người thời kỳ đói kém. Có thể tạm hiểu nội dung bài đồng dao là một bữa ăn mà ở đó thức ăn chính là thịt người. Mọi người không ai dám động vào, vì biết phía trước là loại thức ăn không bình thường nên trong lòng cũng bứt rứt không yên, mặc dù bụng ai cũng đã sôi òng ọc. Cuối cùng cũng có người không nhịn được mà ăn miếng đầu tiên. Mọi người vừa ăn vừa khóc, nhưng một khi bắt đầu, vừa ăn đã hết sạch. Những câu cuối có thể hiểu là một trò chơi tương tự như oẳn tù tì, người thua tức là người ra kéo sẽ phải ‘làm’ canh của bữa tiếp theo, tức là sẽ phải làm thức ăn cho mọi người.
[Tiêu Dao Thư Quán]