Sắp xếp công việc cho đội thợ thủ công nghiệp xong xuôi, Anh Minh gọi theo Anh Đức đi theo mình và ngay lập tức di chuyển vào tới khu vực cung đỉnh để chuẩn bị tiếp tục buổi thiết triều còn đang dang dở ngày hôm qua. Tuy rằng ở buổi triều trước đó Anh Minh cũng đạt được sự đồng lòng của những vị quan đại thần yêu nước nhưng đồng thời cậu ta cũng nhận ra một điều là nếu cậu ta định cải cách khôi phục đất nước này thì chắc nếu đứng trên danh nghĩa của một vị vua nhà Nguyễn để thực hiện thì có thể nói là một điều bất khả thi.
Đầu tiên là hầu triều đình được chia ra làm hai phe phái là bạo thủ và cách tân và phần lớn những những người đứng đầu thuộc phe bạo thủ nhưng đó vẫn chưa phải là vấn đề lớn nhất. Vấn đề chính là hệ tư tưởng của bọn họ hiện tại hầu hết đều là tư tưởng nho giáo phong kiến khó có thể chấp nhận những chuyện mà Anh Minh đề xuất lấy ví dụ đơn giản là vụ những kế sách cải cách về luật pháp và khoa học kĩ thuật mà Nguyễn Trường Tộ đã đề xuất lên đề không được xem xét một cách kĩ lưỡng mà có làm thì cũng không hết sức. Chính bởi cái tư tưởng bạo thủ này mà mới dẫn tới tình hình nước ta hiện nay.
Tự Đức và triều Nguyễn đã tìm mọi cách bảo vệ đất nước và cũng là bảo vệ vương triều đến cùng, nhưng do năng lực và nhãn quan chính trị yếu kém nên không đề ra được đối sách đúng để giành thắng lợi trước một thế lực xâm lược hoàn toàn mới, mà lịch sử trước đây chưa để lại kinh nghiệm.
Lấy ví dụ trong cả khu vực Đông Nam Á và Đông Á, tất cả các quốc gia đều mất nước, hoặc thành thuộc địa, hoặc thành nửa thuộc địa. Chỉ riêng Nhật Bản và Thái Lan giữ được độc lập... Nhật Bản thời Minh Trị thực hiện cuộc cải cách lớn, nhưng tình hình kinh tế xã hội của Nhật có khác các nước phương Đông, bắt đầu từ thế kỷ XVII khi đóng cửa với bên ngoài nhưng bên trong phát triển kinh tế rất mạnh, tạo lập những tiền đề cho cuộc cải cách. Thái Lan thì có cách ứng xử rất khôn ngoan, tận dụng được vị thế vùng đệm nằm giữa 2 thế lực đế quốc rất mạnh, Anh ở phía Ấn Độ, Pháp ở phía Đông Dương, lợi dụng được mâu thuẫn và cạnh tranh gay gắt này để duy trì thế độc lập tương đối... không thể phủ nhận trách nhiệm của triều đình.
Chế độ nhà Nguyễn hiện tại vẫn là quân chủ, trên hệ tư tưởng Nho giáo, kinh tế xã hội vẫn mang tính tiền tư bản – tiền công nghiệp, nên trên bình diện phát triển của thời đại đã bộc lộ sự chậm tiến, nếu không canh tân thì không đưa đất nước vượt ra khỏi tình trạng lỗi thời, không đủ tiềm lực để tồn tại độc lập... Những đề nghị canh tân (thời Tự Đức) sẽ tạo nên những chuyển biến về kinh tế xã hội để đưa đất nước vượt qua tình trạng lạc hậu và mở ra xu thế phát triển mới, nhưng rất tiếc những đề nghị đó không được chấp nhận. Hay việc nhà Nguyễn có những thành tựu trong việc thống nhất đất nước, cải cách bộ máy hành chính.
Điều thứ 2 chính là lòng tin của nhân dân. Về dân, ông cha ta đã tổng kết “chở thuyền cũng là dân, lật thuyền cũng là dân, có dân thì có tất cả, mà mất dân là mất hết”. Hay Dễ trăm lần không dân cũng khó, khó vạn lần dân liệu cũng xong do Bác đã nói cho ta thấy được tầm quan trọng của nhân dân. Và để nói ngắn gọn về lòng dân hiện tại có đang ủng hộ nhà Nguyễn hay không thì chỉ có thể miêu tả bằng một nhận định sau :