#20: Ngắm trăng

712 25 0
                                    

I. Đôi nét về tác giả Hồ Chí Minh

- Hồ Chí Minh (1890- 1969), tên khai sinh là Nguyễn Sinh Cung

- Quê quán: làng Kim Liên (làng Sen), xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.

- Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác

+ Là vị lãnh tụ kính yêu của nước Việt Nam

+ Sau 30 năm bôn ba nước ngoài, Bác trở về trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng trong nước

+ Không chỉ có sự nghiệp cách mạng, Người còn để lại một số di sản văn học quý giá, xứng đáng là một nhà văn, nhà thơ lớn của dân tộc.

- Phong cách sáng tác: Thơ Bác hay viết về thiên nhiên đất nước với tình yêu tha thiết, niềm tự hào, lời thơ nhẹ nhàng bay bổng lãng mạn.

II. Đôi nét về bài thơ Ngắm trăng

1. Hoàn cảnh sáng tác

- Ngắm Trăng là bài thơ số 20 trong tập thơ Nhật kí trong tù của Bác, sáng tác lúc Bác đang bị giam trong nhà tù Tưởng Giới Thạch, Trung Quốc

2. Bố cục

- Phần 1: 2 câu đầu: Hoàn cảnh ngắm trăng của Bác

- Phần 2: 2 câu sau: Sự giao hòa đặc biệt giữa người tù thi sĩ và trăng

3. Giá trị nội dung

- Bài thơ thể hiện tình yêu thiên nhiên say mê và phong thái ung dung của Bác ngay cả trong cảnh tù đày.

4. Giá trị nghệ thuật

- Sử dụng thể thơ thất ngôn tứ tuyệt giản dị

- Hình ảnh thơ trong sáng, đẹp đẽ

- Ngôn ngữ lãng mạn

- Màu sắc cổ điển và hiện đại song hành

III. Dàn ý phân tích bài thơ Ngắm trăng

I/ Mở bài

- Vài nét về tác giả Hồ Chí Minh với tư cách là một người nghệ sĩ

- Ngắm trăng là bài thơ thể hiện rõ tình yêu thiên nhiên say mê và phong thái ung dung của Bác ngay cả trong cảnh tù đày

II/ Thân bài

1. 2 câu thơ đầu: Hoàn cảnh ngắm trăng của thi sĩ

- Đây là hai câu thơ thất ngôn trong bài thơ tứ tuyệt

- Cách ngắt nhịp: 4/3

- Luật: bằng (chữ thứ 2 của câu thứ nhất)

- "Trong tù không rượu cũng không hoa" : Bác ngắm trăng trong hoàn cảnh đặc biệt: trong tù

+ Điệp từ "không" thể hiện sự thiếu thốn

⇒ Việc kể ra hoàn cảnh ngay trong câu thơ đầu không hải nhằm mục đích kêu than hay kể khổ mà để lí giải cho tâm trạng băn khoăn "nại nhược hà?" sau đó của người thi sĩ

- Trước sự khó khăn thiếu thốn ấy Bác vẫn hướng tới trăng bởi Người yêu trăng và có sự lạc quan hướng đến điểm sáng trong tâm hồn để vượt qua cảnh ngộ ngặt nghèo

Học tốt văn bản SGK Ngữ Văn: Lớp 8Nơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ