Lần này trở lại Seoul là thời điểm đầu xuân của năm 2023, tôi rời khỏi đây khi tròn 18 tuổi, giờ đã 23 tuổi rồi, đã hoàn thành chương trình đại học ở nước ngoài. Cuối cùng cha cũng chịu cho tôi trở về để làm giỗ cho ông nội.
Cha đến sân bay đón tôi, ánh mắt nghiêm nghị lộ ra từ cửa kính ô tô đen, ánh mắt ấy hệt như ba năm trước cha đã ép tôi ra sân bay đi nước ngoài. Cha nhìn tôi mang độc một chiếc túi thở dài một hơi, 6 năm trước rời đi tôi chỉ mang một chiếc túi này, hiện tại khi trở về cũng vậy.
Tôi không dự định phản kháng, thậm chí không nói thêm lời nào, đơn giản mở cửa bước vào xe, cha nhìn tôi qua kính chiếu hậu, cuối cùng vẫn hỏi: "Con lấy hành lý chưa?"
Hình như cha quên mất: "Con chỉ mang cái túi này thôi." Tôi thành thật nói.
Giọng điệu của cha khá là mất kiên nhẫn: "Con định ở đây mấy ngày?"
"Con chỉ trở về để làm giỗ cho ông."
"Con không có nhà."
Đối với tôi, mảnh đất Seoul này chỉ như là một nghĩa trang.
Sau cùng tôi cũng bắt ép cha phải đậu xe trước cửa ngôi nhà cũ của ông, là nơi tôi đã từng ở. Từ khi ông mất, tôi rất ít có cơ hội tới đây. Ngôi nhà này giờ đã do tôi đứng tên. Trước khi về, đã sớm nhờ người dọn dẹp qua. Tuy quanh năm không hề có bóng người tạt qua, càng toát lên vẻ cổ kính thế nhưng tôi vẫn thích ở đây hơn.
Tôi đặt chiếc túi xách trên ghế sofa da màu nâu, vào bếp rót một ly nước, rồi đi ra sân sau, chỗ này có một cây ngô đồng rất cao. Mùa này những tán cây to lớn trơ trụi, không thể che được ánh nắng chói mắt của buổi chiều tà. Tôi ngước nhìn lên, ngạc nhiên phát hiện ra, có một tổ chim làm bằng những chiếc lá đan xen nhau ở trên ngọn cây, có điều khi nhìn kỹ đã rách nát rất nhiều, giống như ngôi nhà này, đã mất đi sự sống nhiều năm qua.
Năm tôi 8 tuổi, bố mẹ tôi ly hôn. Mẹ tôi là một nhà nghiên cứu khoa học, quanh năm làm việc ở nước ngoài từ lúc tôi năm, sáu tuổi. Mẹ vốn là muốn cha đi cùng vì hai người quen được nhau nhờ một dự án công trình nghiên cứu khoa học. Nhưng cha đã lấy lý do cảm thấy hai người không cùng chí hướng, muốn theo đuổi mục tiêu riêng của mình. Dù rất buồn nhưng mẹ vẫn đồng ý ký đơn. Cơ mà rất nhanh tôi đã gặp được người phụ nữ cùng "chí hướng" với cha mình, bà ấy họ Choi, là một tiểu thư con nhà giàu.
So với nhà họ Choi, cha tôi là một sinh viên nghèo, còn có tôi cản trở, vì cái gọi là công trình nghiên cứu riêng mà cha sẵn sàng bỏ rơi mẹ tôi để trở thành con rể nhà họ Choi, ông nội biết được điều này, vô cùng tức giận, tưởng chừng như muốn cắt đứt hoàn toàn quan hệ với cha.
Cha quỳ lạy xin lỗi ông, nói là mình chỉ vì công trình nghiên cứu riêng chứ không hề yêu tiểu thư nhà họ kia.
Ông nội trách mách: "Người con phải quỳ lạy xin lỗi là mẹ của nó".
Tất nhiên hôm đó cha đến chỗ ông nội không phải để nghe mắng, mà là để gửi tôi ở đó. Cha không đưa tôi đến nhà họ Choi được. Chắc cha không biết giải thích với tôi thế nào nên tận đến khi gần đi cũng không hề nói gì về chuyện đó.
Là cha không đưa tôi đi, tôi ngồi trên ghế sofa da của nhà ông: "Con ở đây với ông. Ông rất thương con."
Cha đắn đo một lúc rồi gật đầu, bỏ đi không nói tiếng nào.
Tôi luôn cho rằng giây phút cha đắn đo là tất cả những gì cha đã dành cho con mình với tư cách một người cha.
Sau ngày hôm đó, cuộc sống của tôi bình lặng như nước đọng. Ông nội là một nhà di truyền sinh học rất được kính trọng. Ông đã đạt được rất nhiều thành tựu trong những năm làm nghề của mình. Kể từ khi bà mất, ông vẫn sống ở đây mãi. Tôi đã có thể tận mắt thấy được quá trình ông nghiên cứu về những điều vô tận trong trình tự gen.
Ông có ảnh hưởng rất lớn đến tôi, tất cả những kiến thức sinh học của tôi đều do ông chỉ bảo. Không đợi hết một năm học, tôi đã thích nghi với mọi thứ trong cuộc sống, dễ dàng hoàn thành các bài tập ở trường, đọc sách về chuyên môn trên giá sách của ông.
Gợn sóng duy nhất có lẽ là bởi một tiếng chim hót yếu ớt. Vào mùa xuân năm ấy, trong cái tổ trên cây ngô đồng ở sân sau, một chú chim non mới sinh đã bị bỏ rơi, ông nội và tôi đã phải mất rất nhiều công sức mới có thể cứu được nó.
Toàn thân chim non màu xám tro, da nhăn nheo, nhỏ hơn lòng bàn tay con, phần xương sống gần như trong suốt vẫn cố góc người ngắm nhìn cảnh vật, tượng trưng cho sức sống mãnh liệt tiềm tàng. Đó là lần đầu tiên tôi cảm nhận được sự chân thực của sự sống, không khỏi cảm thấy mới lạ, nhịp tim tại khoảnh khắc ấy cũng vô cùng rõ ràng.
Tôi nhớ kỹ khi đó tôi đã hỏi ông: "Ông ơi, chim có thể biến thành người không?"
Theo lẽ thường, ông nội nên nói không ngay lập tức, nhưng ông đã không làm vậy. Ông chú tâm nhìn vào con chim non trong tay tôi, không biết ông đang nghĩ gì, nói với tôi: "Ông nghĩ là có thể."
Cho đến ngày hôm nay, tôi vẫn tự nói với chính mình mỗi ngày một lần: "Mày có thể tin".
"Có thể tin chim có thể biến thành người."
BẠN ĐANG ĐỌC
𝐍𝐨𝐌𝐢𝐧 ❥𝐏𝐡𝐢 Đ𝐢𝐞̂̉𝐮
Fanfiction"𝐂𝐨́ 𝐦𝐨̣̂𝐭 𝐬𝐨̂́ 𝐥𝐨𝐚̀𝐢 𝐜𝐡𝐢𝐦 𝐦𝐮𝐨̂́𝐧 𝐧𝐡𝐨̂́𝐭 𝐜𝐮̃𝐧𝐠 𝐤𝐡𝐨̂𝐧𝐠 𝐭𝐡𝐞̂̉ 𝐧𝐡𝐨̂́𝐭 đ𝐮̛𝐨̛̣𝐜. 𝐁𝐨̛̉𝐢 𝐜𝐡𝐚̆𝐧𝐠 𝐥𝐨̂𝐧𝐠 𝐜𝐮̉𝐚 𝐜𝐡𝐮́𝐧𝐠 𝐪𝐮𝐚́ đ𝐞̣𝐩, 𝐭𝐢𝐞̂́𝐧𝐠 𝐡𝐨́𝐭 𝐜𝐮̉𝐚 𝐜𝐡𝐮́𝐧𝐠 𝐪𝐮𝐚́ 𝐡𝐚𝐲, 𝐜𝐮̃𝐧...