CHUYÊN MỤC NGỮ VĂN 12 Trong bài thơ Đất nước (trích Trường ca Mặt đường khát vọng) Nguyễn Khoa Điềm đã sử dụng nhiều chất liệu văn hóa dân gian. Hãy chỉ ra những chất liệu ấy và phân tích ý nghĩa của những chất liệu ấy trong việc thể hiện tư tưởng Đất nước nhân dân. Bài viết tham khảoĐất nước luôn là tiếng gọi thiêng liêng muôn thuở, muôn nơi của bao triệu trái tim con người. Đất nước đi vào đời chúng ta qua những lời ru ngọt ngào êm dịu, qua những làn điệu dân ca mượt mà và những vần thơ sâu lắng, thiết tha và rất đỗi tự hào của bao lớp thi nhân. Ta bắt gặp một hình tượng đất nước đau thương nhưng vẫn ngời lên ý chí đấu tranh trong thơ Nguyễn Đình Thi. Đồng thời cũng rất dịu dàng, ý tứ trong thơ Hoàng Cầm. Nhưng với Nguyễn Khoa Điềm, ta bắt gặp một cái nhìn tổng hợp từ nhiều bình diện khác nhau về một Đất nước của nhân dân.Trong bài thơ Đất nước, Nguyễn Khoa Điềm đã sử dụng đậm chất Văn hóa dân gian. Từ các truyền thuyết vào loại cổ xưa nhất của dân tộc ta đến truyện cổ tích, Ca dao - dân ca; từ những phong tục tập quán, truyền thống của dân tộc ta đến những hoạt động sinh hoạt trong cuộc sống hàng ngày. Đặc biệt, cảm hứng của tác giả về Đất nước được thể hiện trên ba bình diện: chiều dài thời gian – lịch sử, chiều rộng không gian – địa lí và chiều sâu của văn hóa phong tục, của lối sống thể hiện tâm hồn và tính cách dân tộc. Trên mỗi bình diện, tác giả đã thể hiện một cách sâu sắc tư tưởng cốt lõi: "Đất nước nhân dân". Cảm hứng về đất nước của Nguyễn Khoa Điềm bắt nguồn từ những huyền thoại: "Ngày xửa ngày xưa mẹ thường hay kể". Đúng là khi mỗi chúng ta lớn lên đất nước đã có rồi. Dù chưa đủ trí tuệ để hiểu đất nước với những khái niệm trừu tượng như cương vực lãnh thổ, chủ quyền nhưng mỗi chúng ta cũng đã cảm nhận được Đất nước là một cái gì đó gần gũi, qua những câu chuyện truyền thuyết, cổ tích mẹ thường kể thuở nằm trong nôi.Không chỉ vậy, Đất nước còn bắt đầu với "miếng trầu bây giờ bà ăn". Miếng trầu là biểu tượng đặc trưng nhất của văn hóa trọng nghĩa, trọng tình của người Việt. Và đặc biệt hơn hết còn gợi nhắc ta nhớ đến câu chuyện cổ tích trầu cau.Mỗi một hình ảnh đểu gợi một vẻ đẹp tinh thần Đất nước, đều thấm đẫm ngọn nguồn lịch sử dân tộc: " Đất nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc" – Gợi ta nhớ đến truyền thuyết Thánh Gióng nhổ tre đánh giặc n thuở xa xưa. Truyền thống yêu nước, bền bỉ, kiên cường giữ nước luôn được khơi dậy qua những lời kể đậm đà của mẹ trở thành hồn thiêng dân tộc.Nguyễn Khoa Điềm đã lấy chất liệu từ nguồn văn hóa dân gian, từ ca dao, tục ngữ, từ đời sống quen thuộc hàng ngày. Bởi vậy, không gian nghệ thuật được mở rộng ra nhiều chiều và hình tượng trong thơ trở nên trữ tình, bay bổng:Tóc mẹ thì búi sau đầuCha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặnCái kèo, cái cột thành tênHạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, dần, sàngĐất nước có từ ngày đó...Nhà thơ đã dành một lời ngợi ca, một sự trân trọng đối với tình nghĩa vợ chồng khi nói đến "cha mẹ". Sự thủy chung son sắt trải qua bao gian khó nhọc nhằn được nhà thơ đề cao. Hình ảnh "gừng cay muối mặn" gợi nhắc ta nhớ đến câu ca dao: "Tay nâng chén muối đĩa gừng.Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau"Thể hiện tình nghĩa vợ chồng gắn bó keo sơn.Mỗi một hình ảnh đều mang một ý nghĩa nhất định gắn với cuộc sống của người dân: "Cái kèo cái cột": Sự vật thân thuộc với đất nước đi lên từ nông nghiệp. "Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, dần, sàng..." gắn với cuộc sống lam lũ nhọc nhằn của người nông dân. Đó là thành quả của sự lao động vất vả để sinh tồn. Ở đây, Đất nước không còn là một khái niệm trừu tượng nữa mà cụ thể, quen thuộc và giản dị biết bao. Việc tác giả sử dụng những chất liệu văn hóa dân gian thể hiện tư tưởng của mình về đất nước với quan niệm Đất nước nhân dân.Đất nước trở thành gần gũi, thân thương, gắn bó với mỗi người. Thân thương như mái trường ta học, như dòng sông em tắm, như góc phố, đình làng, ao sen, lũy tre, cây đa, bến nước, nơi lứa đôi hò hẹn... một không gian nhỏ, chỉ hai người biết, một không gian rất riêng tư nhưng cũng đậm đà hồn quê hương xứ sở. Đất nước còn thân thương như câu ca dao tình yêu quen thuộc cất lên từ mỗi xóm làng: Khăn thương nhớ aiKhăn rơi xuống đấtKhăn thương nhớ aiKhăn vắt lên vaiKhăn thương nhớ aiKhăn chùi nước mắt...Vẫn mạch cảm xúc thiết tha, nhà thơ say sưa lý giải:Đất là nơi "con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc"Nước là nơi "con cá ngư ông móng nước biển khơi"Thời gian đằng đẵngKhông gian mênh môngĐất nước là nơi dân mình đoàn tụLấy ý từ những câu dân ca Huế mượt mà, câu thơ đưa người đọc về với không gian thân thương. Những từ "núi bạc, biển khơi" mang âm hưởng thành ngữ dân gian, gợi ra một Đất nước mênh mông giàu đẹp. Sự mênh mông, giàu đẹp đó không tự nhiên mà có được, nó gắn với thời gian đằng đẵng, dài lâu, liên tục, bền bỉ mà nhân dân ta đã đổ bao mồ hôi, nước mắt và cả xương máu để xây dựng bờ cõi đất nước thành dải đất hình chữ S thân thương cho "dân mình đoàn tụ". Quá khứ, hiện tại, tương lai đã gắn kết trong một ý thức cộng đồng bền chặt, là nguồn sức mạnh và cũng là phẩm chất tâm hồn dân tộc đã được nhà thơ lí giải qua những hình tượng thơ giàu tính thẩm mỹ và hàm chứa mối quan hệ đất nước- con người Nhân dân không thể tách rời:Đất là nơi Chim vềNước là nơi Rồng ởLạc Long Quân và u CơĐẻ ra đồng bào ta trong bọc trứngNhững hình tượng quen thuộc trong thần thoại, truyền thuyết như "Chim, Rồng, Lạc Long Quân, u Cơ, bọc trăm trứng" cùng tụ về trong trường liên tưởng của nhà thơ. Sự hội tụ ấy làm nổi bật lên ý thơ có tầm khái quát cao: Dân tộc ta là "con Rồng cháu Tiên", Đất nước ta là "Đất lành Chim về, đất thiêng Rồng ở", dân tộc Việt là anh em một nhà, cùng được sinh ra từ "bọc trăm trứng" của cha Lạc Long Quân và mẹ u Cơ.Một đất nước có nguồn gốc văn hóa và truyền thống lâu đời, rất đỗi thân thương và tự hào như thế, chính là "Đất nước của nhân dân". Trong mỗi con người đều có một phần Đất nước. Sự thống nhất của Đất nước bắt nguồn từ sự gắn bó các thế hệ và được tiếp nối từ thế hệ này sang thế hệ khác. Đất nước không chỉ là ở quá khứ mà còn Đất nước hiện tại và tương lai. Mối quan hệ hình hài - sự sống của mỗi cá nhân vô danh góp phần làm nên bất tử. Từ những quan niệm như vậy về Đất nước, tác giả đã tập trung làm nổi bật tư tưởng: Đất nước Nhân dân, chính nhân dân là người sáng tạo ra Đất nước. Tư tưởng đó đã dẫn đến một cái nhìn mới mẻ, có chiều sâu địa lí về những danh lam thắng cảnh trên khắp mọi miền Đất nước. Những núi Vọng Phu, hòn Trống Mái, những núi Bút, non Nghiên không còn là những cảnh thú thiên nhiên nữa mà được cảm nhận thông qua những cảnh ngộ, số phận của Nhân dân, được nhìn nhận như là những đóng góp của Nhân dân, sự hóa thân của những con người không tên, không tuổi:Từ những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất nước những núi Vọng PhuCặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống MáiGót ngựa Thánh Gióng đi qua trăm ao đầm để lại...Cảnh thiên nhiên qua cách nhìn của Nguyễn Khoa Điềm hiện lên như một phẩn tâm hồn máu thịt của nhân dân. Chính nhân dân đã tạo dựng nên Đất nước, đã đặt tên, đã ghi dấu vết cuộc đời mình lên mỗi ngọn núi, dòng sông. Nếu không có những người vợ Việt Nam chung thủy đợi chồng, mòn mỏi qua bao cuộc chiến tranh và li tán thì không thể có cảm nhận núi Vọng Phu, hòn Trống Mái. Phải chăng truyền thuyết Thánh Gióng cưỡi ngựa sắt, nhổ tre làng đánh giặc n đã khiến ao đầm làng Gióng lấp lánh vẻ đẹp tinh thần yêu nước? Một truyền thuyết Hùng Vương nên địa hình núi sông hùng vĩ quanh đền Hùng mới được gọi là "Chín mươi chín....đất tổ Hùng Vương". Niềm tự hào về mảnh đất thiêng, về xứ sở thanh bình dạt dào sông nước đã hóa tên thành Cửu Long. Truyền thống hiếu học của những người học trò nghèo Việt Nam bao đời đã tạc ghi trong tên gọi "Núi Bút, non Nghiên". Cuộc sống bình dị và sự đóng góp thầm lặng, khai khẩn đất hoang của những người dân đã đặt tên cho non núi "Ông Đốc, ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm". Đến cả "Con Cóc, con gà quê hương" cũng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh, thành Đất nước bình dị mà tươi đẹp.Hình ảnh núi sông hội tụ lấp lánh qua những vần thơ, soi bóng tâm hồn của những cuộc đời vô danh, càng thấm thía một điều bình dị: Đất nước của Nhân dân, đất nước mang màu sắc dân gian, dân dã, thiêng liêng, gần gũi...Nhưng em biết khôngCó biết bao người con gái, con traiTrong bốn nghìn lớp người giống ta lứa tuổiHọ đã sống và đã chếtGiản dị và bình thảnKhông ai nhớ mặt đặt tênNhưng họ đã làm ra Đất NướcHọ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồngHọ chuyền lửa qua mỗi nhà, từ hòn than qua con cúiHọ truyền giọng điệu mình cho con tập nóiHọ gánh theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dânHọ đắp đập be bờ cho người sau trồng cây hái tráiCó ngoại xâm thì đánh ngoại xâmCó nội thù thì vùng lên đánh bạiNguyễn Khoa Điềm đã thể hiện sâu đậm tâm hồn nhân dân không ở đâu khác ngoài văn hóa dân gian. Nên "Đất nước của Nhân dân" cũng chính là Đất nước của ca dao, cổ tích. Tác giả đã sử dụng sâu rộng chất liệu của văn hóa dân gian, từ ca dao dân ca, tục ngữ đến truyền thuyết, cổ tích, các phong tục tập quán sinh hoạt... Vì lẽ đó bài thơ đã đưa người đọc phiêu diêu về thế giới nghệ thuật của nhân dân với những nét tâm hồn và tính cách của dân tộc vốn gắn bó máu thịt với mọi người. Việc sử dụng chất liệu văn hóa dân gian ở đây không chỉ là một thủ pháp nghệ thuật mà đã là sự thấm nhuần quan niệm đất nước của nhân dân trong cảm hứng sáng tạo trong tâm hồn nhà thơ. Đó chính là thể hiện tư tưởng cốt lõi của bài thơ trong việc lựa chọn chất liệu, thi tứ, xây dựng hình ảnh và ngôn ngữ nghệ thuật, khi nói đến tâm hồn nhân dân trong ca dao, dân ca... Nói chung là văn hóa dân gian nhà thơ đã dâng trào một cảm xúc dạt dào:Đất nước của nhân dânĐất nước của ca dao thần thoạiDạy anh biết yêu em từ thuở trong nôiBiết quý công cầm vàng trong những ngày lặn lộiBiết trồng tre mà đợi ngày thành gậyĐi trả thù mà không sợ dài lâu...Nguyễn Khoa Điềm đã sử dụng một cách linh hoạt và sáng tạo các chất liệu văn hóa dân gian. Không lặp lại hoàn toàn các câu ca dao, dân ca, nhà thơ thường chỉ dùng một hình ảnh hoặc một phần của các câu ca dao đó để đưa vào thơ của mình. Các truyền thuyết và cổ tích cũng được sử dụng theo cách gợi nhắc tới bằng một hình ảnh hoặc tên gọi. Tác giả đưa người đọc nhập cả vào môi trường văn hóa, văn học dân gian đồng thời lại thể hiện được sự đánh giá, cảm nhận được phát hiện của tác giả về kho tàng văn hóa tinh thần ấy của dân tộc.Như vậy, đề cao vai trò nhân dân với Đất nước là cả một truyền thống lâu dài trong lịch sử văn học dân tộc. Tuy nhiên, để tư tưởng đó trở thành chủ đạo, xuyên thấm mọi biểu hiện tinh tế nhất của hình tượng đất nước, lại được cảm nhận một cách toàn diện, sâu sắc trên nhiều bình diện thì đó là một đóng góp đặc sắc của Nguyễn Khoa Điềm ở trang thơ này. Tác phẩm đã tạo nên những rung động âm vang trong lòng người đọc chính nhờ những cảm xúc chân thành, sự vận dụng những chất liệu văn hóa dân gian. Điều đó cũng góp thêm một thành công cho dòng thi ca về đất nước, làm sâu sắc thêm những nhận thức về đất nước và nhân dân bằng tiếng nói nghệ thuật đậm chất văn hóa dân gian.______________________ KHOÁ HỌC , của Cô Diễm Hằng: KÊNH YOUTUBE để nhận những video bài giảng mới: ... GROUP ZALO để nhận ngay nhiều tài liệu và bài giảng, livestream miễn phí ________________________ HỌC VĂN CÔ DIỄM HẰNG "PHÙ THỦY ĐỘT PHÁ ĐIỂM SỐ" Thanh Xuân, Hà Đông, Thuỵ Khuê, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Page/Youtube/Tiktok/Instagram: HỌC VĂN CÔ DIỄM HẰNG Đăng ký Lớp online/offline: 0966858555 / 0916065611"Không có học trò nào BÌNH THƯỜNG chỉ có học trò chưa được ĐỂ TRỞ NÊN !" (Cô Diễm Hằng Văn)771 lượt chia sẻThíchBình luậnChia sẻ0 bình luậnĐang hoạt động
Viết bình luận...