Chất liệu văn hóa dân gian trong đoạn trích Đất nước

18 1 0
                                    

🌿 Hệ thống chất liệu văn hóa dân gian trong đoạn trích "Đất Nước" của Nguyễn Khoa Điềm <3

Nguyễn Khoa Điềm là nhà thơ thuộc thế hệ các nhà thơ trẻ trưởng thành trong thời kì chống Mĩ cứu nước. Thơ ông có sức hấp dẫn bỡi sự kết hợp giữa xúc cảm nồng nàn và suy tư sâu lắng về đất nước, về con người Việt Nam. Trong quá trình cầm bút của mình, Nguyễn Khoa Điềm đã đóng góp cho nền thơ ca nước nhà nhiều tác phẩm có giá trị về nội dung cũng như về nghệ thuật. Đáng kể nhất là trường ca Mặt đường khát vọng, nhà thơ hoàn thành ở chiến khu Trị - Thiên, năm 1971, in lần đầu năm 1974, tác phẩm nhằm thức tỉnh tuổi trẻ đô thị vùng tạm chiếm miền Nam, xuống đường đấu tranh giải phóng đất nước. Và đoạn trích Đất Nước- phần đầu chương V của bản trường ca, được xem là một trong những đoạn thơ hay về chủ đề đất nước.

Thành công của Nguyễn Khoa Điềm qua đoạn trích Đất Nước, một phần là ở việc tạo ra một không khí, một giọng điệu, một không gian nghệ thuật riêng đưa người đọc vào thế giới gần gũi, mỹ lệ của thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích, ca dao, của phong tục tập quán nhưng lại mới mẻ qua cách cảm nhận, tư duy hiện đại với hình thức câu thơ tự do, lời thơ như lời văn xuôi, lời kể chuyện cổ tích. Đó chính là nét đặc sắc thẩm mỹ, thống nhất với tư tưởng "Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại" của đoạn trích. Trong đó chất liệu văn hoá, văn học dân gian được sử dụng rất đa dạng và đầy sáng tạo: Có thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, ca dao, dân ca, tục ngữ. Có phong tục, lối sống, tập quán sinh hoạt, vật dụng quen thuộc như miếng trầu, tóc bới sau đầu, cái kèo, cái cột, hạt gạo xay, giã, giần, sàng, hòn than, con cúi...Cách vận dụng của tác giả thường là chỉ gợi ra bằng một vài chữ của câu ca dao hay một hình ảnh, một chi tiết trong truyền thuyết, cổ tích.

Vì vậy nếu làm phép hệ thống, ta sẽ thấy Nguyễn Khoa Điềm sử dụng rất nhiều chất liệu của ca dao, tục ngữ, ngạn ngữ dân gian, các truyền thuyết và cổ tích, các phong tục, tập quán...trong đoạn trích Đất Nước. Trong đó đáng chú ý nhất:

1. Chất liệu văn hoá dân gian trong đoạn trích Đất Nước gắn với ca dao, tục ngữ, ngạn ngữ của văn học dân gian

Chất liệu văn hóa, văn học dân gian được sử dụng một cách sáng tạo đã tạo nên một không gian nghệ thuật riêng cho đoạn trích, vừa bình dị, gần gũi, hiện thực, lại vừa giàu tưởng tượng, bay bổng. Hơn nữa, có thể nói chất liệu dân gian đã thấm sâu vào tư tưởng và cảm xúc của Nguyễn Khoa Điềm, tạo nên một đặc điểm trong tư duy nghệ thuật của ông trong đoạn thơ. Chỉ nói đến cách sử dụng ca dao, tục ngữ, ngạn ngữ, ta cũng thấy sự tinh tế của tác giả trong cách biểu đạt rất riêng, rất độc đáo.

Khi nhà thơ triết lý về cội nguồn sinh ra đất nước cũng là cội nguồn của mỗi gia đình nên Đất Nước không chỉ tạo bỡi những gì trừu tượng, xa xôi mà được hình thành, tạo bỡi từ tình nghĩa thuỷ chung của cha mẹ qua câu thơ :

Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn

Thì đây là ý thơ cho ta thấy tác giả gợi tả từ cái gốc của chất liệu dân gian, đó là từ trong câu ngạn ngữ dân gian “Gừng cay muối mặn”, chỉ những cay đắng gian nan đã gắn bó tình nghĩa vợ chồng. Và thói quen tâm lí, tình cảm này cũng làm cho ta gợi nhớ đến câu ca dao hết sức trìu mến:

Văn Nơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ