Phân tích người đàn bà làng chài trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa

77 1 0
                                    

🌿 Như nhà thơ Tố Hữu đã từng nói: "Cuộc đời là nơi xuất phát, cũng là nơi đi tới của văn học", mỗi tác phẩm văn học chân chính đều vì cuộc đời mà sinh ra, và cũng sẽ vì cuộc đời mà tiếp tục xây dựng nên những thành lũy vững chắc cho tâm hồn mỗi con người. Để làm được điều đó, mỗi người nghệ sĩ của văn học cần phải biết đứng trong lao khổ, mở hồn ra đón lấy tất cả những rung động của cuộc đời, và nhà văn Nguyễn Minh Châu thật sự đã đón lấy tất cả những thanh âm của cuộc đời thông qua tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa. Là một cây bút tinh anh, người mở đường cho văn học Việt Nam thời kì đổi mới, Nguyễn Minh Châu đã thể hiện thành công quan niệm văn chương của mình thông qua một điểm sáng của tác phẩm là người đàn bà làng chài. Vẻ đẹp của tác phẩm hiện lên từ nhiều yếu tố nhưng có lẽ, nhân vật người đàn bà đã để lại những ấn tượng khó phai trong lòng mỗi người đọc.

Được sáng tác vào năm 1983 và lần đầu xuất hiện trong tập 'Bến quê', Chiếc thuyền ngoài xa kể về việc nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng đi tới một vùng biển nọ mong tìm được một bức ảnh cho bộ lịch. Sau gần một tuần tìm kiếm, cuối cùng anh cũng tìm thấy một cảnh đắt trời cho "Trước mắt tôi là một bức tranh mực tàu của danh họa thời cổ". Nhưng vừa như phát hiện một chân lý của sự hoàn thiện, khám phá thấy khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn thì bất ngờ anh phát hiện ra cảnh bao lực gia đình mà trung tâm chính là sự xuất hiện của một người đàn bà.

Thoạt tiên ta có thể thấy, tác giả chỉ dùng một cụm từ phiếm định 'người đàn bà' để gọi tên nhân vật chính. Có chăng đây chính là một dụng ý của nhà văn, vì chưng số phận này cũng chính là một số phận đại diện, hoàn cảnh ấy chỉ là một trong vô vàn hoàn cảnh tương tự đang diễn ra ở ngoài kia mà thôi. Người phụ nữ ấy hiện lên qua góc nhìn của nhân vật Phùng là 'một người đàn bà trạc ngoài 40 tuổi, cao lớn với những đường nét thô kệch, khuôn mặt rỗ 'mệt mỏi sau một đêm thức trắng kéo lưới, tái ngắt và dường như đang buồn ngủ'; tấm lưng áo của chị bạc phếch, rách rưới và ướt sũng. Những hình ảnh đó cho người đọc phần nào hình dung được nỗi bất hạnh đầu tiên trong cuộc đời người phụ nữ, một bông hoa nhưng không hề có sắc hương, một người lao động nghèo khổ nhọc nhằn đến mức nhếch nhác phi thẩm mĩ. Ngoại hình của người đàn bà như có một sợi dây tương đồng với đứa con của Kim Lân- anh cu Tràng xấu xí. Nhưng cái đáng nói ở đây, sự khác nhau giữa hai người họ cũng chính là cái danh xưng đấy. Đối với một người phụ nữ, thiên chức lớn lao nhất đó chính là làm mẹ, và món quà lớn lao nhất chính là nhan sắc, là ngoại hình, là hương sắc để làm nên một nụ hoa. Mà món quà ấy, chị lại chẳng hề có được dù chỉ là một chút.

Tiếp đến, cái bất hạnh thê lương vẫn chưa thôi ngừng lại, chưa thôi buông lơi cho thân phận ấy, vì chị còn là một nạn nhân của cái đói, của cái nghèo rẻ rúng. Nếu như sự tăm tối trong Vợ nhặt là cái thiếu miếng ăn của một thời kì biến động đầy gian lao của đất nước, thì ở Chiếc thuyền ngoài xa, ở nơi có dòng suối Cách Mạng đã chảy vào bên cuộc sống của người nông dân, cái đói nghèo vẫn chưa tan biến đi mà vẫn hiện hữu đó, vẫn tồn tại trong căn bếp nhỏ nơi gia đình người đàn bà đó. Mười một lần vượt quỷ môn quan, không chỉ phải đối diện với vấn đề về sức khỏe, về cơ thể, việc nuôi hơn chục cái miệng ăn đã khiến cái khổ cái khó của chị ngày càng thêm chồng chất hơn. Trên chiếc thuyền nhỏ lênh đênh, người ta chen chúc nhau mà sống trong một không gian chật hẹp như không thể thiếu thốn chật hẹp hơn. Cái khoảng không gian ngột ngạt ít ỏi không khí ấy, nay lại càng đi vào bế tắc hơn với tiếng la khóc, tiếng í ới của trẻ con. Rồi thì những ngày biển động, vợ chồng cùng trên dưới chục đứa con phải ăn xương rồng chấm muối leo lắt qua ngày, một loại thức ăn vốn chẳn bao giờ được coi là dành cho con người. Tất cả những thứ đấy, tất cả những tăm tối bất hạnh đấy đã được dồn nén để đưa chị đến tận cùng cực của thống khổ, của đớn đau chính là nỗi đau bạo lực gia đình đầy chua chát. Đúng thế, áp lực đã khiến chồng chị, từ một anh chàng hiền lành biến thành một tên đàn ông hung hăng và nóng nẩy cùng biết bao trận đòn roi trút lên đôi vai nhỏ của người vợ, người mẹ, người phụ nữ nơi làng chài nhỏ này. Chi tiết '... đưa tay lên có ý định gãi hay sửa lại tóc nhưng rồi lại buông thõng xuống, đưa cặp mắt nhìn xuống chân' và tiếng quát của người đàn ông: "Cứ ngồi nguyên đấy, động đậy tao giết cả mày đi bây giờ", "Mày chết đi cho ông nhờ.." như dự báo về một số phận, một phận đời đầy truân chuyên sóng gió. Qua lăng kính của Phùng, giữa một khung cảnh được cho rằng 'không còn nơi nào có thể đẹp hơn ấy', người đàn bà bị chồng mình 'dùng cái thắt lưng quật tới tấp', nhưng bà lại thầm lặng chịu đau đớn với một vẻ 'cam chịu đầy nhẫn nhục, không hề kêu một tiếng, không chống trả, không tìm cách trốn chạy'. Mà đâu phải cảnh đánh đập ấy diễn ra chỉ là lần đầu tiên, nó xảy ra đều như cơm bữa khi 'ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng'. Ấy vậy mà khi được chánh án Đẩu khuyên nên bỏ người chồng vũ phu ấy, chị lại 'chắp tay vái lia lịa', cầu xin "Quý tòa bắt tội con cũng được, phạt tù con cũng được, đừng bắt con bỏ nó". Mà lý do lý giải cho điều đó, lại vô cùng bất ngờ: Đám đàn bà hàng chài ở thuyền cần phải có một người đàn ông để chèo chống khi phong ba, để cùng đi làm ăn nuôi nấng một sấp con trên dưới chục đứa. Chi tiết ấy, đã bộc lộ cho chúng ta thấy những điểm sáng le lói nơi người đàn bà ấy. Tuy phải gánh chịu trên đôi vai gầy bao nỗi vất vả cơ cực, bị cái nghèo cái đói bám riết với một ngoại hình không được trọn vẹn, là nạn nhân của vấn nạn bạo lực gia đình ngày qua ngày, nhưng ở bụi gai xương rồng ấy cũng có những nguồn nhựa sống đang cuộn trào, là vẻ đẹp ẩn sâu cái xù xí xấu xí, là vẻ đẹp mà chúng ta phải thật tinh tế, phải thật sự yêu thương bằng cả tấm lòng với một phận đời mới có thể cảm nhận được hương vị trong trẻo tựa sương mai ấy.

Văn Nơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ