HAI CÁI THẤY CỰC ĐOAN (nhị kiến - nhị biên kiến)
Do thiếu sáng suốt, không thấu rõ được tính duyên sinh của vạn pháp, người ta đã có 2 cái thấy cực đoan, đối nghịch nhau về sự vật:
1. Thấy có (hữu kiến): Có người cho rằng tất cả mọi sự vật là có thật, cho nên sinh lòng tham đắm, tranh đoạt và giữ chặt.
2. Thấy không (không kiến): Có người cho rằng tất cả mọi sự vật đều là tạm bợ, không có thật, cho nên sinh lòng nhàm chán, xa lánh.
Ngoài cặp cực đoan "có và không" này, còn một cặp cực đoan khác:
1. Thấy thường còn (thường kiến): Có người cho rằng mọi chúng sinh đều có cái TA thường còn, vĩnh viễn. Hễ là người thì muôn kiếp vẫn là người, đã là thú thì vĩnh viễn vẫn là thú. Vì vậy, làm thiện hay làm ác cũng không có gì đáng quan tâm.
2. Thấy mất hẳn (đoạn kiến): Có người quan niệm ngược lại, cho rằng, thân tâm mọi loài qua hết một đời thì mất hẳn, không còn gì cả; không có đời sau, không có nhân quả, không có nghiệp báo, vì vậy, làm thiện hay làm ác cũng vậy thôi.
Thật ra, thấy thường còn là vì đã thấy có, và thấy mất hẳn là vì đã thấy không; rốt cục, "thường và đoạn" đã bao hàm trong "hữu và vô".
Dù thấy có hay thấy không, thấy thường còn hay thấy mất hẳn, cũng đều là cái thấy không chân chính, không đúng sự thật. Người có tu học Phật và có thực tập thiền quán thì không bao giờ bị lạc vào cái thấy cực đoan, không sáng suốt như trên; vì vạn hữu không phải có cũng không phải không, không phải thường còn mà cũng không phải mất hẳn.
Lại nữa, nếu xét theo trình độ giác ngộ thì cái thấy có là cái thấy của người chưa tu học, trí tuệ chưa được khai mở. Trong khi đó, cái thấy không là cái thấy của người có tu học, nhưng theo con đường nhỏ (tiểu thừa), cho rằng mọi sự vật là vô thường, khổ, vô ngã, và bất tịnh. Vượt trên tất cả, đối với trí tuệ của Bồ Tát thì tất cả vạn hữu vừa là KHÔNG, vừa là CÓ. Nhưng tính chất có và không ở đây siêu việt lên trên ý nghĩa có và không thông thường. Cái không ở đây là "chân không" (vạn vật không có bản ngã chân thật chứ không phải là không hiện hữu); và cái có ở đây là cái "có mầu nhiệm" (diệu hữu – vạn vật hiện hữu và tồn tại theo nguyên lí "một trong tất cả, tất cả trong một") mà chỉ có công phu thiền quán mới đạt tới được.
HAI CHƯỚNG NGẠI (nhị chướng)
Đây là 2 thứ luôn luôn làm trở ngại, khiến cho người tu học không thể tiến đến sự chứng ngộ trí tuệ của chư Phật.
1. Chướng ngại của phiền não (phiền não chướng). "Phiền não" là những hiện tượng tâm lý xấu, làm động cơ thúc đẩy con người gây ra vô vàn lầm lỗi về cả thân, miệng và ý. Phiền não có nhiều loại, có những loại thuộc về tình cảm, có những loại thuộc về trí thức. Lòng tham dục, sự giận hờn, những tâm trạng như buồn phiền, lo lắng, ghen tức, kiêu mạn, khinh khi..., là những loại phiền não thuộc về tình cảm; sự si mê, ngu muội, trì trệ, những cái thấy biết sai lầm, những tâm niệm cố chấp, bảo thủ, thành kiến, những tư tưởng ngông cuồng, tà vọng..., là những loại phiền não thuộc về trí thức; tất cả mọi thứ, chúng làm cho con người đau khổ triền miên, không có phút giây nào tỉnh thức để tu tập đạo giác ngộ, không thể nào tiến lên được địa vị giải thoát, cho nên chúng được gọi là "phiền não chướng".
BẠN ĐANG ĐỌC
LƯỢC GIẢI NHỮNG PHÁP SỐ CƠ BẢN
SaggisticaGiải thích những khái niệm thường được hay nhắc đến trong Kinh Phật. . . Mình đăng lên wattpad để dễ dàng tìm đọc lại khi cần thiết.