Tác giả - Tác phẩm
- Tác giả: Kim Lân (1920 - 2007). Tên khai sinh là Nguyễn Văn Tài. Quê: Bắc Ninh. Ông là nhà văn chuyên viết truyện ngắn và đã có sáng tác đăng báo trước Cách mạng tháng 8 năm 1945. Vốn gắn bó và am hiểu sâu sắc cuộc sống ở nông thôn, Kim Lân hầu như chỉ viết về sinh hoạt làng quê và cảnh ngộ người nông dân.
- Tác phẩm:
+) Hoàn cảnh sáng tác: sáng tác trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Truyện "Làng" được viết dựa theo bối cảnh nông thôn Việt Nam thời kháng chiến chống Pháp và một số gia đình tản cư. Thời điểm những năm đầu cuộc kháng chiến chống Pháp, ở đâu trên khắp các vùng nông thôn Việt Nam đều hình thành những làng kháng chiến, vùng tản cư. Từ đó, Kim Lân đã đưa vào tác phẩm của mình (1938) +) Nội dung: Tình yêu làng quê và lòng yêu nước, tinh thần kháng chiến của người nông dân phải dời làng đi tản cư đã được thể hiện sâu sắc, cảm động ở nhân vật ông Hai. +) Nghệ thuật: tác giả đã thành công trong việc dây dựng tình huống truyện, trong nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật.
Một số câu hỏi thường gặp:
1/ Giải thích ý nghĩa nhan đề: Làng
- Làng là danh từ chung chỉ một đơn vị hành chính, một cộng đồng dân cư. Đặt nhan đề là Làng để ca ngợi tất cả các làng quê trên đất nước Việt Nam đều có chung một tình yêu làng, yêu nước tha thiết như người dân làng Chợ Dầu mà tiêu biểu là ông Hai.
- Nhan đề Làng làm sáng tỏ chủ đề tác phẩm tình yêu làng của người nông dân có những nét mới đặc biệt mang màu sắc thời đại: yêu làng phải gắn với tình yêu kháng chiến Cụ Hồ và cách mạng.
-> Nhan đề Làng được đặt nhằm ca ngợi tình yêu làng, tình yêu kháng chiến của người nông dân đã làm nên sức mạnh tinh thần cho dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chống Pháp.2/ Tình huống truyện Làng:
- Tình huống đặc biệt: Ông Hai nghe tin làng mình làm Việt gian. Trước đó, ông là người yêu làng, luôn tự hào, hãnh diện về làng mình. Giờ đây, tin làng làm Việt gian khiến ông Hai đau đớn, niềm tin về làng dường như sụp đổ.
- Tình huống này đối với ông Hai bất ngờ, đột ngột (khi ông vừa ra khỏi phòng thôn tin, rẽ vào một quán nước ven đường và gặp người ở dưới đó lên.
- Tình huống này đặt nhân vật vào sự thử thách để nhân vật có cơ hội bộc lộ sâu sắc, chân thành, cảm động về tình yêu làng của mình. Và chính nó giúp ta hiểu được: nhận thức về tình yêu làng của ông Hai đã thay đổi: yêu là giờ đây phải gắn bó với yêu kháng chiến, Cụ Hồ, cách mạng. Nó tạo ra một nét độc đáo cho tác phẩm góp phần làm sáng tỏ chủ đề: Tình yêu làng của người nông dân trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
3/ Đóng vai ông Hai kể lại chuyện từ lúc nghe tin làng mình làm Việt gian từ người đàn bà tản cư... đến quyết định: làng theo Tây mất rồi thì phải thù, 12-15 câu có sử dụng độc thoại hoặc độc thoại nội tâm.
(1) Tôi đã cố, đã cố để tin rằng cái tin làng tôi theo Tây là sai sự thật, là dối trá... nhưng rồi người đàn bà đó lại kể thật rành rọt, lại khẳng định người ta vừa ở dưới đấy lên... (2) Cái tin dữ đấy như nắm vào tim tôi, ngột ngạt, cổ tôi nghẹn lắng lại, da mặt tôi tê rân rân... chịu thế nào được cái nỗi xấu hổ, nhục nhã, rẻ rúng vì làng tôi bán nước; tôi đứng lảng ra chỗ khác rồi đi thẳng. (3) Về nhà, tôi nhìn con, một sự tủi thân dâng trào trong tâm trí tôi, nước mắt tôi cứ giàn ra... chúng nó cũng là trẻ con làng Việt gian, là cái thứ người ta rẻ rúng hắt hủi đấy ư? (4) Ngẫm lại thì, họ là những người đấy quyết tâm, đâu thể làm những chuyện nhục nhã ấy - một mình một sống một chết với giặc cơ mà? (5) Có lẽ, tôi chỉ đang cố gắng cứu lấy một phần đức tin của mình, cái đức tin rằng làng tôi sẽ chẳng bao giờ làm những việc như thế. (6) Khuya rồi, bà nhà tôi định nói về cái tin tức đó... nhưng mà tôi nào chịu được nữa, cái thứ đó cứ mãi lảng vảng trong tâm trí tôi, rồi tôi lỡ gắt lên với bà... (7) Đêm đó, tôi còn nghe thấy tiếng mụ chủ ở gian trên, mụ đang nói về cái tin đó à, sao mà lào xào thế? (8) Vài ngày sau đó, tôi đã không ra ngoài, cả ngày chỉ quanh quẩn trong cái gian nhà mà nghe ngóng binh tình bên ngoài ra sao. (9) Liệu người ta có đang nói cái chuyện đấy không? (10) Rồi, một câu nói vụt trong tâm trí tôi: Hay là quay về làng? (11) Riết, tôi yêu làng Chợ Dầu lắm, cái làng Chợ Dầu ấy đã gắn bó với tôi khá lâu rồi. (12) Nước mắt tôi tràn ra, về làng là bỏ kháng chiến, bỏ Cụ Hồ, quay lại làm nô lệ cho giặc... (13) Nhưng sâu thẳm bên trong trái tim mộc mạc, bình dị của người nông dân này vẫn luôn dành một phần quan trọng giành cho Tổ quốc. (14) Làng thì yêu thật, nhưng theo Tây thì phải thù.
4/ Phát biểu cảm nghĩ về nhân vật ông Hai:
Lập ý:
- Người nông dân yêu làng, tự hào, hãnh diện về làng và có tật hay khoe làng.
➙ Tình yêu mộc mạc, giản dị, chân thành khiến người đọc xúc động.- Vì yêu làng mà ông đau khổ khi nghe tin làng mình làm Việt Gian.
Dẫn chứng:
+) cổ ông lão nghẹn đắng, da mặt ông rân rân, ông lặng đi không thở được...
+) "Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi là phải thù."
➙ Tình yêu làng thay đổi, gắn với kháng chiến, Cụ Hồ và cách mạng.
➙ Đồng cảm, trân trọng suy nghĩ của ông Hai và càng thêm yêu quý ông.- Vì yêu làng, ông sung sướng, hả hê khi nghe tin cải chính.
Dẫn chứng:
+) "Tây nó đốt nhà tôi rồi bác ạ. Đốt nhẵn."
➙ Tình yêu làng sâu sắc, mãnh liệt của ông Hai khiến người đọc trân trọng. Ngợi ca những con người như ông Hai.04/02/2022 - Hạ Điểu Điểu
BẠN ĐANG ĐỌC
Ôn luyện văn 9 vào 10
Poetry- Các văn bản: Tác giả / Tác phẩm, Phân tích, Một số câu hỏi chọn lọc - Giải đề thi - Tiếng Việt Do Hạ Điểu Điểu tổng hợp lại. Không phải là một chuyên văn nhưng cũng đủ đi thi cấp 3.