Chiếc Lược Ngà

220 2 0
                                    

Tác giả - Tác phẩm

- Tác giả: Nguyễn Quang Sáng (1932). Quê: An Giang. Trong kháng chiến chống Pháp, ông tham gia bộ đội, hoạt động ở chiến trường Nam Bộ. Từ sau 1945, tập kết ra miền Bắc, ông bắt đầu viết văn. Những năm chống Mĩ ông trở về Nam Bộ tham gia kháng chiến và tiếp tục sáng tác văn học. Tác phẩm của ông có nhiều thể loại truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch bản phim và hầu như chỉ viết về cuộc sống và con người Nam bộ trong hai cuộc kháng chiến cũng như sau hòa bình.

- Tác phẩm:

+) Hoàn cảnh sáng tác: được viết năm 1996 khi tác giả hoạt động ở chiến trường Nam Bộ và được đưa vào tập truyện cùng tên. 

+) Nội dung: thể hiện tình cha con cảm động và sâu nặng trong hoàn cảnh éo le, khắc nhiệt của chiến tranh. 

+) Nghệ thuật: tình huống bất ngờ, tự nhiên, hợp lí: thành công trong việc miêu tả tâm lý và xây dựng tính cách nhân vật.

Một số câu hỏi thường gặp

Câu 1/ Giải thích ý nghĩa nhan đề: 

- Chiếc lược ngà là hình ảnh biểu tượng cho tình phụ tử trong chiến tranh bởi:
+) Nó là kỷ vật của người cha dành cho con gái.
+) Là hình ảnh trung tâm xâu chuỗi các chi tiết: nguyện vọng của bé Thu trong cuộc chia li với cha, là vật gỡ rối tâm trạng ông Sáu là món quà thể hiện tình cảm của ông với con gái.
→ Thể hiện chủ đề tác phẩm: Tình cha con sâu nặng, thiêng liêng, vượt lên những mất mát đau thương của chiến tranh.

Câu 2/ Truyện ca ngợi tình cha con nhưng tại sao lại đặt là "Chiếc lược ngà": 

Truyện ca ngợi tình cha con nhưng tác giả lại đặt tên là Chiếc lược ngà là do:
+) Chiếc lược ngà là kỷ vật vô giá, là món quà duy nhất ông tặng cho con gái.
+) Ông Sáu đã hi sinh, nhưng tình yêu của ông Sáu cho bé Thu vẫn còn mãi, trường tồn, bất tử.
+) Chiếc lược mà là biểu tượng cao đẹp, thiêng liêng cho tình ngộ éo le của chiến tranh.
→ Hướng đến chủ đề tác phẩm: ca ngợi tình cha con.

Câu 3/ Nhận xét cách xây dựng tình huống truyện: 

- Ông Sáu rất vui vì được về thăm nhà sau nhiều năm xa cách với mong muốn giản dị: được ôm con vào lòng, được nghe con gọi tiếng "ba". Khi xuồng vừa cập bến, ông vội vã nhảy lên bờ đưa hai tay về phía con. Ông nghĩ con bé sẽ chạy tới xô vào lòng ông nhưng trái với mong đợi của ông, con bé giật mình, tròn mắt nhìn. Khi ông gọi con, nó đã hoảng hốt bỏ chạy. Trong 3 ngày ngắn ngủi, ông tìm cách gần gũi con bé nhưng con bé nhất quyết không gọi ông là ba, từ chối mọi sự chăm sóc của ông. Đúng lúc ông Sáu phải lên đường trở về chiến khu, con bé mới chạy xô lại cất tiếng gọi ba đầu tiên. Ông Sáu rất vui và hạnh phúc, trào ra nước mắt nhưng ông Sáu không thể ở lại thêm một ngày nào với con vì ông là cán bộ kháng chiến phải đi nhận nhiệm vụ mới.
- Ở chiến khu, ông Sáu rất vui vì tìm được mẩu ngà voi, ông cẩn thận, tỉ mỉ cưa từng chiếc răng lược và khắc lên dòng chữ "Yêu nhớ tặng Thu con của ba". Ông mong mỏi được trở về nhà gặp lại con gái, tự tay mình chải mái tóc cho con. Nhưng chưa kịp thực hiện, ông đã hy sinh.

Ôn luyện văn 9 vào 10Nơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ