Tác giả - Tác phẩm:
- Tác giả: Bằng Việt, tên khai sinh là Nguyễn Việt Bằng, sinh năm 1941. Quê: Hà Tây. Ông làm thơ từ đầu những năm 60 và thuộc thế hệ các nhà thơ trưởng thành trong thời kì chống Mĩ. Hiện nay, ông là chủ tịch Hội liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội.
- Tác phẩm:
+) Hoàn cảnh sáng tác:
- 1963, khi tác giả đang là sinh viên du học ở nước ngoài.
- Được đưa vào tập "Hương cây - Bếp lửa" (1963) - tập thơ đầu tay của Lưu Quang Vũ và Bằng Việt.+) Nội dung: qua hồi tưởng và suy ngẫm của người cháu đã trở thành người lính, gợi lại những kỉ niệm đầy xúc động về người bà và tình bà cháu. Đồng thời thể hiện lòng kính yêu, trân trọng với bà và biết ơn cũng là đối với gia đình, quê hương đất nước.
+) Nghệ thuật: là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa biểu cảm và miêu tả, tự sự và bình luận. Thành công còn có ở sự sáng tạo hình ảnh bếp lửa gắn liền với hình ảnh người bà, làm điểm tựa cảm xúc để khơi gợi một kỷ niệm.
+) Mạch cảm xúc: Đi từ hồi tưởng đến hiện tại, từ kỉ niệm đến suy ngẫm. Bài thơ mở ra với hình ảnh bếp lửa, từ đó gợi về những kỉ niệm tuổi thơ sống bên bà tám năm ròng, làm hiện lên hình ảnh người bà với sự chăm sóc, lo toan, tất tả. Từ những kỉ niệm, đứa cháu đã trưởng thành, suy nghĩ và thấu hiểu về cuộc đời bà, về lẽ sống giản dị mà cao quý của bà. Cuối cùng, người cháu không thể quên bà và bếp lửa.
Một số câu hỏi thường gặp
1/ Trong Bếp lửa khổ thơ 5: có câu đầu nhắc đến Bếp lửa, 2 câu còn lại nhắc đến ngọn lủa, tác giả có dụng ý gì?
- Bếp lửa có thực: gắn liền với bà và kỷ niệm tuổi thơ bên bà và bếp lửa. Nghĩa tượng trưng: cái bếp lửa mà bà nhen sớm sớm, chiều chiều không phải chỉ bằng nhiên liệu người ta vẫn thường dùng nhóm lửa mà đã sáng bừng lên thành ngọn lửa bất diệt.
- Ngọn lửa có thực: tỏa sáng và ấm nóng. Nghĩa tượng trưng: ngọn lửa của tình yêu thương luôn ủ sẵn trong lòng bà, ngọn lửa của niềm tin dai dẳng, ngọn lửa thắp sáng lên niềm tin, ý chí, hi vọng và nghị lực.2/ Phân tích ý nghĩa câu thơ: Ôi kì lạ và thiêng liêng - Bếp lửa:
Câu thơ cảm thán và cấu trúc đảo thể hiện sự ngạc nhiên, ngỡ ngàng như một khám phá ra điều kì diệu giữa cuộc đời bình dị. Từ ngọn lửa của bà cháu nhận ra cả một niềm tin dai dẳng về ngày mai cháu hiểu được linh hồn của một dân tộc vất vả, gian lao mà tình nghĩa. Ngọn lửa kỳ lạ vì nó có sức sống mạnh mẽ, sức sống bền lâu trong lòng cháu và nó luôn đồng hành với cháu trong suốt cuộc đời. Còn thiêng liêng là vì nó biểu tượng cho tình bà cháu. Từ đó nó cũng thể hiện tình cảm của cháu dành cho bà (yêu thương, trân trọng, biết ơn).
3/ Chỉ ra 2 biện pháp tu từ trong những câu thơ có từ: Nhóm
+) Điệp từ "nhóm" được lặp lại tới bốn lần và mang ý nghĩa khác nhau. Nó bồi đắp những nét kì lạ và thiên liêng của bếp lửa.
+) Bà đã nhóm lên, khơi dậy niềm yêu thương, kí ức đẹp, có giá trị trong cuộc đời mỗi con người, khơi dậy trong tâm hồn cháu tình yêu thương ruột thịt, tình cảm sẻ chia tình đoàn kết với hàng xóm láng giềng và rộng nữa là tình yêu quê hương, đất nước. Nhóm lên niềm tin và sức sống mãnh liệt. Ngọn lửa đã trở thành ngọn lửa trái tim - một ngọn lửa ẩn chứa niềm tin.4/ Tại sao tác giả nhắc đến bà là nhắc đến bếp lửa và ngược lại?
- Từ bếp lửa được nhắc đến 6 lần trong bài, nếu tính cả nhan đề là 7 lần là hình ảnh xuyên suốt bài thơ gắn với người bà tần cảo, chịu thương chịu khó.
- Bếp lửa gắn với kỷ niệm ấu thơ khi phải xa cha mẹ sống trong tình yêu thương của bà, được bà chăm sóc, dạy bảo, nuôi dưỡng. Người cháu hiểu và biết ơn bà, bà giống như cha, như mẹ, như thầy. Vậy nên bếp lửa trở thành biểu hiện của tình bà cháu.
- Cháu đi xa bà, đi xa tổ quốc, nhưng hình ảnh bếp lửa và bà luôn ở trong tâm trí cháu.
➙Bếp lửa trở thành biểu tượng cho quê hương, đất nước.
Kết luận: Đây là lý do tác giả nhớ đến bà, bếp lửa và ngược lại.5/ Tiếng tu hú được lặp lại mấy lần:
- Nhắc lại 4 lần.
- Tiếng tu hú là âm thanh quen thuộc của làng quê mỗi khi vào hè.
- Gắn với 8 năm ròng tác giả sống với bà.
- Bà như cha như mẹ như thầy chăm sóc cho cháu.
- Âm thanh như vậy là tiếng vọng của tuổi thơ, của quê hương. Là ký ức không thể thiếu...
- Nhắc tác giả nhớ về bà, về quê hương đất nước.04/02/2022 - Hạ Điểu Điểu
BẠN ĐANG ĐỌC
Ôn luyện văn 9 vào 10
Şiir- Các văn bản: Tác giả / Tác phẩm, Phân tích, Một số câu hỏi chọn lọc - Giải đề thi - Tiếng Việt Do Hạ Điểu Điểu tổng hợp lại. Không phải là một chuyên văn nhưng cũng đủ đi thi cấp 3.