Tác giả - Tác phẩm
- Tác giả: Nguyễn Thành Long (1925 - 1991). Quê: huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Viết văn từ kháng chiến chống Pháp, là cây bút chuyên về truyện ngắn và kí.
- Tác phẩm:
+) Hoàn cảnh sáng tác: là kết quả của chuyến đi lên Lào Cai trong mùa hè năm 1970. In trong tập "Giữa trong xanh" năm 1972 (xuất xứ).
+) Nội dung: truyện đã xây dựng được một tình huống truyện hợp lí, cách kể chuyện tự nhiên, có sự kết hợp giữa tự sự, trữ tình và bình luân.
+) Tác phẩm còn là bức tranh, bức chân dung với nhân trung tâm là anh thanh niên:
- Tác giả để nhân vật xuất hiện trong cuộc gặp gỡ ngắn ngủi khoảng 30 phút. Từ đó, cuộc sống, tình cảm, suy nghĩ của anh thanh niên đã để lại những ấn tượng khó phai mờ. Hình ảnh của anh được thể hiện qua cái nhìn của các nhân vật.
- Anh thanh niên chính là hình mẫu lí tưởng cho khát vọng nghệ thuật của người học sĩ già. Ông họa sĩ đã tìm được bức chân dung về người lao động bình dị mà cao cả.+) Cách gọi tên nhân vật:
- Các nhân vật trong truyện không có tên riêng mà còn được gọi theo giới tính, tuổi tác và nghề nghiệp.
→ Điều này khẳng định họ là những người bình dị mà ở đâu ta cũng có thể gặp. Họ đẹp như trong suy nghĩ, thái độ với cuộc sống. Chính họ đã cống hiện và xây dựng đất nước.
→ Với cách đặt tên ấy giúp cho câu chuyện mang ý nghĩa rộng lớn, bao la một thời kì lịch sử với những con người nhiệt huyết và quyết tâm.Một số câu hỏi thường gặp
1/ Giải thích nhan đề: Lặng lẽ Sa pa:
Nhan đề vừa có nghĩa tả thực vừa có nghĩa tượng trưng.
- Nghĩa tả thực: Sa Pa là một cái tên gắn với một địa danh, là nơi nghỉ dưỡng nổi tiếng ở miền Bắc nước ta. Nơi đó có cảnh sắc thiên nhiên đẹp và thơ mộng.
- Nghĩa tượng trưng: Đằng sau sự thơ mộng, yên tĩnh của cảnh sắc thiên nhiên là sự lặng lẽ của những con người lao động mới làm nên một Sa Pa không hề lặng lẽ, Sa Pa của nhịp sống sôi động, Sa Pa của những khát vọng sống đẹp, sống có ích. Như vậy, cách đặt nhan đề đặc biệt ở chỗ đưa tính từ lặng lẽ lên trước danh từ Sa Pa (đặt nhan đề theo lối đảo ngữ).
Qua đó ta thấy được chủ đề tác phẩm, ca ngợi sự cống hiến lặng lẽ của những con người lao động mới, chính những con người đó làm nên vẻ đẹp mới của Sa Pa, vẻ đẹp của những khát vọng được cống hiến có ích cho cuộc đời, cho quê hương đất nước.2/ Tại sao tác giả đặt tên truyện là Lặng lẽ Sa Pa mà không phải là Sa Pa lặng lẽ?
Tác giả đặt nhan đề theo lối đảo ngữ (đưa tính từ lên trước danh từ) nhằm nhấn mạnh, ngợi ca: cống hiến lặng lẽ của những con người lao động và khát vọng sống tốt đẹp, sống có ích.Như vậy, tác giả không chỉ muốn nói về Sa Pa - nơi có cảnh sắc thiên nhiên đẹp, thơ mộng, yên tĩnh, tác giả muốn chúng ta cảm nhận vẻ đẹp con người lao động yêu nước, cống hiến lặng lẽ và khiêm nhường rất trân trọng.Vì thế mà tên truyện Lặng lẽ Sa Pa không chỉ gây ấn tượng mạnh mà nó còn gây sự chú ý đến người đọc.
3/ Nhận xét cách xây dựng tình huống truyện Lặng lẽ Sa Pa
- Tình huống truyện là cuộc gặp gỡ bất ngờ, tình cờ 30 phút giữa các nhân vật: ông họa sĩ, cô kĩ sư và anh thanh niên.
- Từ cuộc gặp gỡ, trò chuyện ngắn ngủi làm nổi bật lên vẻ đẹp của anh thanh niên, tiêu biểu cho những con người lao động mới. Tình huống này được tác giả khai thác và sử dụng làm sáng tỏ chủ đề tác phẩm: vừa ca ngợi vẻ đẹp của con người lao động mới ở Sa Pa, vừa ca ngợi những người lao động ở khắp mọi miền đang làm các công việc khác nhau đang ngày đêm âm thầm cống hiến cho quê hương, đất nước.4/ Nhận xét cách xây dựng nhân vật:
*) Độc đáo, khác lạ:
- Các nhân vật không có tên riêng cụ thể mà dùng danh từ chung để gọi tên dựa vào nghề nghiệp, tuổi tác, giới tính. Qua cách gọi tên, tác giả muốn ca ngợi những người lao động ở khắp mọi miền đất nước đều có chung một khát vọng được làm việt có ích để cống hiến cho cuộc đời, cho quê hương, đất nước.
- Nhân vật chính: anh thanh niên xuất hiện sau lời giới thiệu rất ấn tượng của bác lái xe: "người cô độc nhất thế gian" nhưng thực tế anh không hề cô đơn, anh luôn chủ động làm cho cuộc sống một mình thực sự có ý nghĩa.
- Vẻ đẹp của anh thanh niên (nhân vật chính) hé lộ dần qua cảm nhận của các nhân vật khác:
+) Bác lái xe: chắc hẳn phải dành cho anh một tình cảm đặc biệt khi khẳng định với ông họa sĩ: "Thế nào, bác cũng thích vẽ anh ta."
+) Ông họa sĩ nói: "Người con trai đáng yêu thật."
+) Cô kĩ sư: "một ấn tượng hàm ơn khó tả dạt lên trong lòng cô gái..."Kết luận: Các nhân vật chính hay phụ, xuất hiện trực tiếp hay gián tiếp đều góp phần làm sáng tỏ chủ đề tác phẩm: ca ngợi con người lao động mới có quan niệm sống đẹp, sống là phải cống hiến có ích cho cuộc đời, cho quê hương, đất nước. Cách xây dựng tình huống như vậy đã góp phần làm sáng tỏ chủ đề tác phẩm tạo nên sự hấp dẫn đặc biệt cho nhân vật anh thanh niên - nhân vật chính của tác phẩm.
BẠN ĐANG ĐỌC
Ôn luyện văn 9 vào 10
شِعر- Các văn bản: Tác giả / Tác phẩm, Phân tích, Một số câu hỏi chọn lọc - Giải đề thi - Tiếng Việt Do Hạ Điểu Điểu tổng hợp lại. Không phải là một chuyên văn nhưng cũng đủ đi thi cấp 3.