Chọn chuyên hóa nhưng tôi viết ôn luyện văn 10 như đúng rồi =))))
I. Nội dung cần ôn
1. Tác giả / Tác phẩm (HCST: 1970, hoàn cảnh đất nước Nam Bắc <=> kết quả của cuộc đi thực tế | Liên hệ tác phẩm: Đoàn thuyền đánh cá, Xx: Giữa trong xanh 1972, Thể loại, Đề tài: Lao động sản xuất, Chủ đề: Ca ngợi con người lao động mới ở Sa Pa cũng như mọi miền Tổ Quốc, Ngôn ngữ kể: Chân thực, giàu chất thơ, ánh lên vẻ đẹp con người)
2.
a) Ý nghĩa nhan đề (Đảo ngữ | Liên hệ: Sang thu)
Nhan đề: Đảo tính từ "Lặng lẽ" lên trước danh từ => Nhấn mạnh sự đối lập: Thiên nhiên Sa Pa lặng lẽ yên bình, thơ mộng - một địa điểm nghỉ dưỡng lí tưởng nhưng đằng sau sự im lặng, yên bình ấy là nhịp lao động hối hả, khẩn trương, họ ngày đêm lặng thầm cống hiến hết mình cho đất nước.
=> Nhan đề tạo sự hấp dẫn, lôi cuốn người đọc, góp phần thể hiện chủ đề tác phẩm.b) Lặng lẽ Sa Pa là một câu chuyện đầy chất thơ (chất thơ là chất trữ tình | Liên hệ: Tôi đi học - Thanh Hải) là lời ngợi ca:
- Vẻ đẹp của thiên nhiên Sa Pa.
- Vẻ đẹp của con người lao động mới ở Sa Pa. Ngoài ra còn bác lái xe, cô kỹ sư nông nghiệp và ông họa sĩ góp lên vẻ đẹp của tình người. Họ truyền cho nhau, truyền đến người đọc tình yêu công việc, cuộc sống, con người, quê hương đất nước.3. Giá trị nội dung và nghệ thuật
(*) Về nội dung:
- Vẻ đẹp của con người lao động (Yêu / Say mê / Tự giác / Có trách nhiệm)
- Quan niệm sống đẹp: làm việc cống hiến có ích cho cuộc đời, cho quê hương đất nước.(**) Về nghệ thuật:
- Cốt truyện đơn giản xoay quanh cuộc gặp gỡ tình cờ.
- Ngôi kể thứ 3 có sử dụng điểm nhìn trần thuật của ông họa sĩ là chủ yếu.
- Tình huống truyện: cuộc gặp gỡ bất ngờ, tình cờ, 30 phút trên đường lên đỉnh Sa Pa.
=> Chủ đề tác phẩm.
- Ngôn ngữ kể: chân thực, đậm chất trữ tình (thơ)
- Cách xây dựng nhân vật độc đáo khác lạ: không gọi tên nhân vật bằng danh từ riêng mà gọi theo danh từ chung dựa vào tuổi tác, nghề nghiệp, giới tính. Vẻ đẹp của nhân vật chính hiện lên qua cách nhìn, cách nghĩ của nhân vật khác.4. Vẻ đẹp chung của các con người lao động ở Sa Pa
[Tự đọc] =)))))
II. Ôn luyện
Câu 1. Phát biểu cảm nghĩ về anh thanh niên:
(*) Ý 1: Suy nghĩ đẹp, hành động đẹp.
- Suy nghĩ đẹp: có quan niệm đẹp về công việc:
Dẫn chứng: "Khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao nói là một mình được."
=> "đôi" là hai, là danh từ chỉ đơn vị <=> là sự gắn kết, gắn bó tự nhiên, không tách rời.
Dẫn chứng: "Công việc của cháu gian khổ thế đấy, nhưng cất nó đi cháu buồn chết mất"
=> Quan niệm đúng đắn về nỗi cô đơn thèm người.
=> Sống 1 mình cô đơn, "thèm" người là lẽ tự nhiên.
=> Nhưng anh vẫn vượt qua nó, chiến thắng nỗi cô đơn, tình yêu cuộc sống, tình yêu, công việc và nghị lực của bản thân.
- Hành động đẹp: hiểu ý nghĩa công việc mình làm: gắn với bao anh em đồng chí dưới kia góp phần phục vụ sản xuất và chiến đấu.
=> Anh tự giác, say mê, có trách nhiệm.(*) Ý 2: Nếp sống đẹp
- Gọn gàng ngăn nắp, sắp xếp mọi việc khoa học. Trong ngôi nhà của anh - vừa là nơi ở, vừa là nơi làm việc, bàn ghế, sổ sách, biểu đồ được sắp xếp đâu vào đấy. Góc trái xa nhà là thế giới riêng của anh (sách là người bạn | Liên hệ: Bàn về đọc sách - Chu Quang Tiềm)
- Anh tự tạo cho mình một cuộc sống vật chất (một đàn gà đẻ rất nhiều trứng), một cuộc sống tình thần với vườn hoa nhiều màu sắc (hoa...) và anh luôn có những người bạn trò chuyện tâm sự - sách.(*) Ý 3: Phong cách sống đẹp: cởi mở, chân thành, hiếu khách, biết quan tâm, chia sẻ, khiêm tốn, giản dị.
Dẫn chứng: Tặng những vị khách lên thăm mình những món quà giản dị: củ tam thất (đào được...)
Dẫn chứng: Từ chối lời đề nghị của ông họa sĩ: "Không, không đừng vẽ cháu, để cháu giới thiệu với bác người khác đáng vẽ hơn."Câu 2. Cho câu chủ đề sau: "Các nhân vật ông họa sĩ, cô kĩ sư và bác lái xe trong Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long mặc dù chỉ được miên tả rất ít nhưng vẫn hiện lên những nét đẹp đáng quý." Hãy viết đoạn văn diễn dịch 12 câu hoàn chỉnh chủ đề trên có sử dụng: 1 đảo ngữ, 1 bị động, 1 thế, 1 trợ từ.
[Tự làm] =))))
Câu 3.
(a) Nhận xét cách xây dựng TH truyện- Tình huống truyện: Cuộc gặp gỡ bất ngờ, tình cờ, 30 phút giữa ông họa sĩ, bác lái xe, cô kỹ sư với anh thanh niên trên đường lên Sa Pa.
- Nhận xét: Từ cuộc gặp gỡ, trò chuyện ngắn ngủi làm nổi bật vẻ đẹp của anh thanh niên, tiêu biểu cho những con người lao động mới. Từ đó mà làm sáng tỏ chủ đề tác phẩm: Ca ngợi những con người lao động mới ở Sa Pa cũng như ở mọi miền Tổ Quốc.(b) Nhận xét cách xây dựng nhân vật?
- Độc đáo, khác lạ
+) Các nhân vật không có tên riêng cụ thể mà dùng danh từ chung để gọi tên, dựa vào nghề nghiệp, tuổi tác, giới tính. Qua cách gọi tên ấy, tác giả muốn ca ngợi những người lao động ở mọi ngành nghề, lứa tuổi khác nhau đều có chung 1 khát khao mong muốn được sống làm việc và cống hiến có ích cho cuộc đời, quê hương, đất nước.
+) Anh thanh niên xuất hiện sau lời giới thiệu ấn tượng của bác lái xe "người cô độc nhất thế gian" nhưng thực tế anh không hề cô đơn, anh luôn chủ động làm cho cuộc sống một mình đầy khó khăn, thử thách thực sự có ý nghĩa (lối sống tích cực, chủ động)
- Vẻ đẹp của anh thanh niên hé lộ dần qua cảm nhận của các nhân vật khác
+) Bác lái xe: dành cho anh một tình cảm đặc biệt khi khẳng định với ông họa sĩ "thế nào anh cũng thích vẽ anh ta".
+) Ông họa sĩ nói "người con trai đáng yêu thật"
+) Còn cô kĩ sư "một ấn tượng hàm ơn khó tả dạt lên trong lòng cô gái"
=> Các nhân vật chính hay phụ xuất hiện trực tiếp hay gián tiếp đều góp phần làm sáng tỏ chủ đề tác phẩm: ca ngợi những con người lao động mới có quan niệm sống đẹp: Sống là phải cống hiến có ích cho cuộc đời, cho quê hương, đất nước.Câu 3. NLXH: Từ lối sống chủ động, tích cực của anh thanh niên và cộng với những hiểu biết của bản thân em hãy trình bày suy nghĩ của em về lối sống chủ động, tích cực trong cuộc sống hôm nay.
Lập ý:
- Lối sống chủ động, tích cực (Bác Hồ - Tức cảnh Pác Bó) => Biểu hiện tinh thần lạc quan.
=> Tại sao con người cần phải có lối sống chủ động tích cực?... [Tự-]
Hạ Điểu Điểu _ 28/05/2022
BẠN ĐANG ĐỌC
Ôn luyện văn 9 vào 10
Poetry- Các văn bản: Tác giả / Tác phẩm, Phân tích, Một số câu hỏi chọn lọc - Giải đề thi - Tiếng Việt Do Hạ Điểu Điểu tổng hợp lại. Không phải là một chuyên văn nhưng cũng đủ đi thi cấp 3.