Chương 4: Câu lạc bộ Ngoại Khoa

52 11 4
                                    

Chương 4: Câu lạc bộ Ngoại Khoa

Chúng tôi bắt đầu đi bệnh viện vào giữa kì này, năm thứ ba sẽ đi khoa Nội và khoa Ngoại. Hồi mới chân ướt chân ráo vào trường, tôi chẳng hiểu thế nào là nội, ngoại. Vốn tưởng rằng chữa các cơ quan bên trong cơ thể thì gọi là nội, chữa các bệnh ngoài da thì gọi là ngoại. Nhưng không, ngoại khoa là chữa trị bằng can thiệp từ bên ngoài thông qua dao, kéo,... hay dễ hiểu hơn là phẫu thuật. Còn nội khoa là chữa trị bằng tác động từ bên trong như dùng thuốc thông qua các phác đồ điều trị.

Nhóm tôi được phân chia đi nội trước, đi ngoại sau. Mà ở khoa Nội, lưu lượng bệnh nhân ngoại trú đến khám cũng như bệnh nhân nội trú đang điều trị tại viện đông hơn nên chúng tôi cũng được thực hành nhiều, được các bác sĩ cầm tay chỉ việc. Mỗi sáng đều đặn, từng nhóm sinh viên sẽ theo bác sĩ chính đi các buồng bệnh để thăm khám cho bệnh nhân, dù bệnh nhân đông nhưng sinh viên cũng không hề ít, ngoài đối tượng năm thứ ba là chúng tôi thì còn các anh chị năm thứ tư và năm thứ sáu, cùng vài anh chị bác sĩ nội trú. Đến chiều chúng tôi học ở giảng đường của bệnh viện, mỗi tuần sẽ có một buổi trực đêm tại khoa.

Đi học tại khoa ngoại thì khác, các bác sĩ ở đây rất bận rộn, vì họ dành phần lớn thời gian trong phòng mổ nên công việc tại khoa thường thay đổi linh hoạt. Lịch giảng lúc mười giờ sáng, nhưng bác sĩ có ca phẫu thuật gấp, chúng tôi phải chờ đến một giờ chiều là chuyện thường tình.

Đêm trực đầu tiên, tầm tám giờ tối nhưng bệnh viện vẫn nhộn nhịp người ra ra vào vào, mấy đứa nhóm tôi đang đọc bệnh án trong phòng làm việc của khoa, còn tôi lang thang dạo quanh các buồng, có bệnh nhân đã nghỉ ngơi sớm, có bệnh nhân được người nhà đến thăm. Thời gian học ở bệnh viện chủ yếu là buổi sáng, nhưng với thực tế số lượng đông sinh viên cùng sự bận rộn của bác sĩ, thì buổi tối mới là thời điểm tốt nhất để mấy đứa sinh viên tiếp xúc với bệnh nhân. Tôi đi đến phòng bệnh ở cuối dãy hành lang thấy Quốc Quân đang nói chuyện với một bác trung niên. Liếc mắt một cái hắn cũng trông thấy tôi nên gọi tôi vào.

Phòng bệnh này đặc biệt nhất trong khoa vì những người nằm ở đây đều là bệnh nhân nặng, có những người không gượng dậy được, chỉ thều thào vài hơi, có những người phải thở bình oxy. Vị trí của nó nằm ngay cạnh cầu thang để phòng trường hợp khẩn cấp có thể vận chuyển bệnh nhân xuống ngay khoa Hồi sức cấp cứu.

Hai người vẫn đang nói chuyện, thỉnh thoảng hắn sẽ kể vài chuyện lặt vặt, sau đó lại hỏi đến những vấn đề trọng yếu, vừa nói vừa ghi nhanh vào cuốn sổ tay. Tôi như thấy được một mặt khác của hắn: rất lễ phép và lịch sự.

Khi chúng tôi bước ra khỏi phòng bệnh, bầu không khí hối hả trong viện cũng vơi bớt đi phần nào. Hắn vừa đưa tôi cuốn sổ vừa nói:

– Lát nữa cùng đọc bệnh án của những người đó đi, xem triệu chứng trên lâm sàng khác với lí thuyết như thế nào?

Tôi cười gật đầu, thực ra về khoản học hành hắn rất tốt bụng, hắn giỏi và luôn giúp đỡ, chia sẻ với người khác.

– Này, tại sao cậu lại học muộn mất ba năm? – Tôi vốn thắc mắc điều này từ rất lâu rồi.Hắn chưa bắt kịp sóng của tôi nên sửng sốt một lúc rồi cười:

Nắm tay nhau bước qua thanh xuân rực rỡ - ZestNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ