IV

641 60 3
                                    


12.

Căn bệnh 'đói con mắt' của Hạ Tuấn Lâm lại tái phát, bà cụ sáng sớm đã đi đến Trung tâm hoạt động dành cho người cao tuổi, bảo cậu tự mình giải quyết bữa trưa, mới đầu cậu chẳng có thèm thuồng gì, định qua loa cho xong bữa này, đến khoảng hai giờ chiều đột nhiên đói đến hoa mắt chóng mặt, mở ứng dụng đồ ăn chọn lựa một lượt, cơm cũng muốn ăn, mì cũng muốn ăn, canh cũng muốn húp.

Rốt cuộc ăn chưa hết một phần ba đã ngồi trước bàn chê bai, nhanh chóng dọn dẹp tàn tích rồi vứt tại điểm vứt rác ở đầu hẻm, mắt không nhìn thấy sẽ ổn hơn.

Ăn no quả thật không phải một chuyện dễ chịu, tay Hạ Tuấn Lâm đặt trên bụng vẽ thành vòng tròn, bắt đầu lời thề thứ sáu trăm mười lăm - lần sau nhất định không được đặt nhiều như vậy.

Ăn no rồi phải uống gì đó để bớt ngán, cậu bước đều đến tiệm trà sữa ở đối diện con hẻm, vừa đến cửa tiệm đã nhận được điện thoại của Nghiêm Hạo Tường.

"Anh đã ăn cơm trưa chưa?" Nghiêm Hạo Tường hỏi.

Hạ Tuấn Lâm đưa điện thoại ra để coi giờ, ba giờ kém mười, "Sao em không để sáng mai rồi hỏi anh?"

"Tôi gửi tin nhắn cho anh nhưng anh không trả lời."

"Lúc nào?"

"Hai phút trước."

"Có khác gì nhau?" Hạ Tuấn Lâm dịch sang bên, tìm nơi không có nắng đứng, "Anh ra ngoài mua đồ, không xem điện thoại."

"Tôi gọi cho bà nội xong mới biết hôm nay nội không ở nhà, không có ai nấu cơm cho anh," Nghiêm Hạo Tường giải thích, "cúp máy là tôi gửi tin nhắn cho anh liền."

"Em gọi cho bà làm gì?"

"Nói với nội tôi định dọn về sống," Nghiêm Hạo Tường trả lời, "anh ra ngoài mua cái gì á?"

"Đồ uống," hai hôm trước Nghiêm Hạo Tường nói muốn dọn về, sau khi bị Hạ Tuấn Lâm trách móc 'muốn làm gì là làm' mới tạm ngừng lại, "sao em lại muốn về nữa rồi?"

"Anh uống nước không được hả?" Nghiêm Hạo Tường trả lời, "Nếu như có muốn uống thì mua ly nhỏ thôi, đừng để đá."

"Anh hỏi tại sao em lại muốn dọn về?"

"Gần trường học," Nghiêm Hạo Tường giải thích, "tôi quay về không tốt sao? Còn có thể nấu cơm cho anh ăn."

Bà cụ từ nhỏ đã chú trọng bồi dưỡng khả năng tự lập cho họ, hai người ba tuổi đã biết đong xì dầu.

Tiệm tạp hóa trong hẻm vẫn còn giữ lại kiểu mua bán truyền thống, dầu, gạo, mì, gia vị,... tất cả đều có thể cân thiếu --- tự mình đem theo bình, lọ, chủ tiệm đặt phễu lên và mở thùng, mua bao nhiêu thì đổ bấy nhiêu. Lúc nhỏ Hạ Tuấn Lâm bởi vì thích cảnh rót dầu qua phễu, không ít lần đến tiệm làm không công, ai mà đến mua giấm mua xì dầu, liền chạy xì khói đến sau bàn thu ngân, một bên tìm phễu một bên hét, "Để con đong, để con đong."

Trừ công việc không cần chút kỹ năng nào như đong xì dầu ra, quét sân, rửa bát, làm cơm, mấy việc này bà cụ cũng không để thỏm mất, bà luôn nói với những người hàng xóm hay khuyên răn 'cháu nó còn nhỏ quá' rằng, "Tụi nhỏ giỏi hơn cháu nghĩ nhiều."

[Transfic] Tường Lâm 《SONG CẨM》Nơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ