ĐỒNG CHÍ- cơ sở tình đồng chí

19 0 0
                                    

Bảy câu thơ đầu - Lí giải về cơ sở của tình đồng chí a. Cơ sở thứ nhất: Cùng chung hoàn cảnh xuất thân

Những chiến sĩ xuất thân từ những người nông dân lao động. Từ cuộc đời thật họ bước thẳng vào trang thơ và tỏa sáng một vẻ đẹp mới, vẻ đẹp của tình đông chí, đồng đội:

"Quê hương anh nước mặn đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày nên sỏi đá''

Thủ pháp đối được sử dụng chặt chẽ ở hai câu thơ đầu, gợi lên sự đăng đối, tương đồng trong cảnh ngộ của người lính. Từ những miền quê khác nhau, họ đã đến với nhau trong một tình cảm thật mới mẻ.

Giọng thơ nhẹ nhàng, gần gũi như lời tâm tình, thủ thỉ của hai con người "anh" và "tôi".

Mượn thành ngữ "nước mặn đồng chua" để nói về những vùng đồng chiêm, nước trũng, ngập mặn ven biển, khó làm ăn. Cái đói, cái nghèo như manh nha từ trong những làn nước.

Hình ảnh "đất cày lên sỏi đá" để gợi về những vùng trung du, miền núi, đất đá bị ong hóa, bạc màu, khó canh tác. Cái đói, cái nghèo như ăn sâu từ trong lòng đất.

=> "Quê hương anh" - "làng tôi" tuy có khác nhau về địa giới, người miền xuôi, kẻ miền ngược thì cũng đều khó làm ăn canh tác, đều chung cái nghèo, cái khổ. Đó chính là cơ sở đồng cảm giai cấp của những người lính.

=> Anh bộ đội cụ Hồ là những người có nguồn gốc xuất thân từ nông dân. Chính sự tương đồng về cảnh ngộ, sự đồng cảm về giai cấp là sợi dây tình cảm đã nối họ lại với nhau, từ đây họ đã trở thành những người đồng chí, đồng đội với nhau.

b. Cơ sở thứ hai: Cùng chung lí tưởng, nhiệm vụ và lòng yêu nước

Trước ngày nhập ngũ, họ sống ở mọi phương trời xa lạ:

"Anh với tôi đôi người xa lạ

Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau

Súng bên súng, đầu sát bên đầu,"

Những con người chưa từng quen biết, đến từ những phương trời xa lạ đã gặp nhau ở một điểm chung, cùng chung nhịp đập trái tim, cùng chung một lòng yêu nước và cùng chung lí tưởng cách mạng. Những cái chung đó đà thôi thúc họ lên đường nhập ngũ.

Hình ảnh thơ "súng bên súng, đầu sát bên đầu" mang ý nghĩa tượng trưng sâu sắc diễn tả sự gắn bó của những người lính trong quân ngũ:

"Súng bên súng" là cách nói giàu hình tượng để diễn tả về những người lính cùng chung lí tưởng, nhiệm vụ chiến đấu. Họ ra đi để chiến đấu và giải phóng cho quê hương, dân tộc, đất nước; đồng thời giải phóng cho chính số phận của họ.

"Đầu sát bên đầu" là cách nói hoán dụ, tượng trưng cho ý chí, quyết tâm chiến đấu của những người lính trong cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc.

Điệp từ "Súng, bên, đầu" khiến câu thơ trở nên chắc khỏe, nhấn mạnh sự gắn kết, cùng chung lí tưởng, nhiệm vụ của những người lính.

Nếu như ở cơ sở thứ nhất "anh" - "tôi" đứng trên từng dòng thơ như một kiểu xưng danh khi gặp gỡ, vẫn còn xa lạ, thì ở cơ sở thứ hai "anh" với "tôi" trong cùng một dòng thơ, thật gần gũi. Từ những người xa lạ họ đã hoàn toàn trở nên gắn kết.

4


Không có áp lực, không có kim cương!

=> Chính lí tưởng và mục đích chiến đấu là điểm chung lớn nhất, là cơ sở để họ gắn kết với nhau, trở thành đồng chí, đồng đội của nhau.

c. Cơ sở thứ ba: Cùng trải qua những khó khăn, thiếu thốn

Bằng một hình ảnh thật cụ thể, giản dị mà giàu sức gợi, tác giả đã miêu tả rõ nét tình cảm của những người lính:

"Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỉ''

"Đêm rét chung chăn" có nghĩa là chung cái khắc nghiệt, gian khổ của cuộc đời người lính; là chung hơi ấm để vượt qua giá lạnh nơi núi rừng. Đó là một hình ảnh đẹp, chân thực và đầy ắp những kỉ niệm.

Đắp chung chăn đã trở thành biểu tượng của tình đồng chí. Nó đã khiến những con người "xa lạ" sát gần lại bên nhau, truyền cho nhau hơi ấm và trở thành "tri kỉ".

Cả bài thơ chỉ có duy nhất một chữ "chung" nhưng đã bao hàm được ý nghĩa sâu sắc và khái quát của toàn bài: chung cảnh ngộ, chung giai cấp, chung chí hướng, chung khát vọng giải phóng dân tộc.

Tác giả đã rất khéo léo trong việc lựa chọn từ ngữ, khi sử dụng từ "đôi" ở câu thơ trên:

Chính Hữu không sử dụng từ "hai" mà lựa chọn từ "đôi". Vì "đôi" cũng có nghĩa là hai, nhưng đôi còn thể hiện sự gắn kết không thể tách rời.

Từ "đôi người xa lạ" họ đà trớ thành "đôi tri ki", thành đôi bạn tâm tình thân thiết, hiểu bạn như hiểu mình.

Khép lại đoạn thơ, là một câu thơ có một vị trí rất đặc biệt, được cấu tạo bởi hai từ "Đồng chí!".

Nó vang lên như một phát hiện, một lời khẳng định, một lời định nghĩa về đồng chí.

Thể hiện cảm xúc dồn nén, được thốt ra như một cao trào của cảm xúc, trở thành tiếng gọi thiết tha của tình đồng chí, đồng đội.

Gợi sự thiêng liêng, sâu lắng của tình đồng chí.

Dòng thơ đặc biệt ấy còn như một bản lề gắn kết. Nó nâng cao ý thơ đoạn trước và mở ra ý thơ đoạn sau. Và dấu chấm cảm đi kèm hai tiếng ấy bỗng như chất chứa bao trìu mến yêu thương.

=> CHỐT: Đoạn thơ đã đi sâu khám phá, lí giải cơ sở của tình đồng chí. Đồng thời, tác giả đã cho thấy sự biến đổi kì diệu từ những người nông dân hoàn toàn xa lạ trở thành những người đồng chí, đồng đội sống chết có nhau.

ÔN THI LỚP 10 QUYẾT TÂM ĐIỂM CAOWhere stories live. Discover now