ĐTĐC - Trở về

1 0 0
                                    

về Đoàn thuyền đánh cá trở về trong câu hát:

"Câu hát căng buồm với gió khơi

Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời

Mặt trời đội biển nhô màu mới

Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi."

Câu hát ra khơi và câu hát trở về thoạt nghe thì ta tưởng nó cùng một âm hưởng, cùng một lối miêu tả. Nhưng nếu đọc kĩ, ta sẽ thấy: Câu hát ra khơi là "Câu hát căng buồm cùng gió khơi", còn câu hát trở về là "Câu hát căng buồm với gió khơi".

Khi viết về câu hát ra khơi, tác giả sử dụng từ "cùng" để gợi cái sự hài hòa giữa ngọn gió và câu hát, từ đó tái hiện một chuyến đi biển thuận lợi và bình yên.

Khi viết về câu hát trở về, tác giả đã biến đổi từ "cùng" thành từ "với" để gợi niềm vui phơi phới khi họ được trở về trên những con thuyền đầy ắp cá.

Với nghệ thuật đầu cuối trong câu hát, ta còn thấy được điệp khúc của khúc ca lao động.

Hình ảnh nhân hóa "Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời"

Đoàn thuyền như trở thành một sinh thể sống để chạy đua với thiên nhiên bằng tốc độ của vũ trụ.

Nâng tầm vóc của đoàn thuyền, con người sánh ngang với tầm vóc của vũ trụ.

Gợi tư thế hào hùng, khẩn trương để giành lấy thời gian để lao động. Và trong cuộc chạy đua này, con người đã chiến thắng. Khi "Mặt trời đội biển nhô màu mới" thì đoàn thuyền đã về đến bến: "Mắt cá huy hoàng muôn dặm khơi".

Hình ảnh hoán dụ "mắt cả huy hoàng":

Miêu tả muôn triệu mắt cá li ti được phản chiếu ánh rạng đông trở nên rực rỡ, huy hoàng.

Đây không còn là ánh sáng của tự nhiên nữa, mà là sánh sáng của thành quả lao động lấp lánh ánh

vui.

=> Khổ thơ mang âm hưởng của bản anh hùng ca lao động, thể hiện niềm vui phơi phới của con người khi làm chủ đất trời.

ÔN THI LỚP 10 QUYẾT TÂM ĐIỂM CAOWhere stories live. Discover now