Chàng trai có màu da rám nắng, cơ thể trai tráng khỏe mạnh ở cái tuổi 17 ngờ nghệch với cuộc đời, đang bê nguyên một xô cá khô nặng tầm 5 kí giữa cái nắng bức người từ ngoài biển đi vào ven bờ là Bạch Lịch - đứa con của biển. Nói thế vì cậu ta sinh ra và lớn lên tại thành phố biển này.
Trong 10 năm liên tục, thành phố S là nơi chứa tiềm lực kinh tế biển và luôn thu hút khách du lịch đến đây mỗi dịp hè về. Mặc dù có thể nói có rất nhiều bãi biển nhỏ trong cả nội lẫn ngoại thành nhưng bãi "Đèn xanh" này là lớn nhất, đông đúc nhất và tấp nập nhất!
Chính vì là bãi biển lớn nối với tận 2 thành phố khác mà nó trở thành bến cảng giao thương hải sản lớn. Kẻ mua người bán hay săn bắt, hễ cứ dính líu tới hải sản tươi ngon mọi người đều tập trung tại đây. Dần dà trở thành khu có khách du lịch tới tham quan tắm biển, chơi bời, ăn uống náo nhiệt.
Bấy giờ đã tầm trưa, mùa này ít khách du lịch, dân địa phương ở đây là chủ yếu, họ đến để mua hải sản từ cư dân sống ven biển là chủ yếu. Những người sống ven biển ngồi tụ họp mua bán rồi thành như một cái chợ nhỏ. Những chợ nhỏ này kéo dài từ một đến hai tháng trước khi khách du lịch kéo về quá nhiều.Từ khuya đến chập sáng lờ mờ khoảng 5 giờ là thời gian ngư dân chuẩn bị cá để bán, sau đó phiên chợ bắt đầu từ 6 giờ sáng tới 10 giờ, gần trưa nắng lên là đã hết sạch. Giờ đang là ngay giữa trưa, chợ đã kết thúc từ lâu, Bạch Lịch mới phụ cha mẹ dọn dẹp đồ vào cái chòi gỗ mục xám xịt cũ kĩ. Đặt thùng cá vào thùng chiếc xe bán tải nhỏ trước mặt cái " ầm", xong xuôi hết anh mới có thể nâng bắp tay săn chắc cơ lên quệt ngang trán lau mồ hôi.
Hít một hơi thật sâu rồi thở ra, mùi biển xộc vào mũi Bạch Lịch nhắm mắt nghe tiếng sóng vỗ liên tục, cảm nhận cái gió ẩm của biển khơi.
Tiếng động cơ xe nổ lên rời đi cũng là lúc Bạch Lịch quay người lại chạy về nhà. Nhà anh ở trong một con hẻm ngay chân núi sát biển. Con hẻm có hai đầu, mặt tiền đối diện đường lớn có xe cộ qua lại, cơ sở hạ tầng phát triển sầm uất; đầu kia là cầu thang đá đi xuống bờ biển.
Bất quá lối đó lại có ít người đi vì hai đầu con hẻm không quá xa, chỉ vài chục bước để đi hết. Nên mọi người cứ đường đường chính chính đi "cửa trước" ra khỏi hẻm rồi lên phố nếu không thì rẽ biển cũng không khác biệt bao nhiêu. Khách du lịch thì không biết, người trong hẻm biết thì không đi, vài nhà như anh ở cuối hẻm thì lại không có nhu cầu đi, thành ra lối đi tắt xuống biển bằng cái bậc thang đá chỉ rộng đủ cho hai người cùng dang tay đã bị lãng quên.
Cuối cùng chỉ có mình Bạch Lịch chạy nhảy ở đó, dần dần nó như trở thành cái cầu thang riêng trong nhà anh. Tưởng như anh ở trên gác mà không ai thèm lên vậy nên cái cầu thang đó mình anh đi vậy.
"Ba mẹ, xe chở cá đi rồi" - Bạch Lịch co chân sáo chạy vào nhà nói.
"Mau, lại đây ngồi vào bàn ăn cơm". Người phụ nữ tuổi trung niên dịu dàng bảo đứa con trai lớn mười mấy tuổi đầu nhưng vẫn loi nhoi của mình mau chóng ăn cơm.
Bạch Lịch hí hửng phóng vào chỗ ngồi xuống, nhanh tay cầm đũa còn chân lắc lắc chuẩn bị gắp thức ăn thơm ngon dần bày ra trước mắt. Sẽ không có gì nếu bỗng nhiên có một lực đánh cái "bốp" vào bàn tay anh.
BẠN ĐANG ĐỌC
Người cuối cùng đưa em về
General FictionBạch Lịch khẳng định: "Tôi không phải người đầu tiên càng không phải người duy nhất ái mộ Chí Vĩ, nhưng tôi sẽ là người cuối cùng cuộc đời cậu ấy!". Anh ấy từng nói thế không chút lưỡng lự, không kiên dè; rằng anh sẽ là người cuối cùng đón đưa cậu t...