CHƯƠNG 1

94 7 3
                                    

* Trước khi đọc truyện thì mình sẽ khái quát sơ qua về phỉ thúy cho các bạn đọc truyện sẽ dễ hiểu hơn, mình muốn tách ra chương riêng nhưng bây giờ không thể chèn chương lên đầu được, chỉ có thể xóa các chương đi đăng lại thôi, lên mình sẽ khái quát ở đầu truyện nha.

- Nguồn gốc, lịch sử Ngọc Phỉ Thúy (ngọc Jadeit): là loại đá quý nguồn gốc từ Myanmar, lịch sử việc khai thác và sử dụng trên qui mô lớn khoảng vài trăm năm gần đây. Sau khi được phát hiện và được dùng làm chất liệu khắc tạc các vật trưng bày, làm đồ trang sức, ngọc Phỉ Thúy (ngọc Jadeit) trở lên phổ biến và có sức hút lớn đối với mọi tầng lớp trở thành loại đá quý có giá trị số 1 thế giới.

Tổng quan ngọc Phỉ Thúy (Jadeite jade)Tên gọi tiếng Anh: JADEITE JADE (đọc: dết – đờ), dịch sang tiếng Việt: Jadeit.Tên gọi tiếng Trung: FeiCui 翡翠 (đọc: phẩy – chuây), dịch sang tiếng Việt: Phỉ Thúy.Công thức hóa học: Sodium Aluminum Iron Silicate Na(Al, Fe)Si2O6Lớp: SilicatesNhóm: PyroxeneCấu trúc tinh thể: MonoclinicMàu sắc: Xanh, trắng, vàng, cam, tím, xám, đen, hỗn hợp (Xem thêm ở phần định giá ngọc)Độ cứng: 6.5 – 7 (Mohs scale)Chỉ số khúc xạ: 1.652 – 1.688Tỷ trọng: 3.30 – 3.38Độ trong suốt: Từ mờ đục cho đến trong mờ (bán trong)

Trong hoạt động thương mại, ngọc phỉ thúy có rất nhiều thuật ngữ chuyên ngành. Thuật ngữ này đều là những nhận thức trực quan và miêu tả hình tượng của thương nhân đối với ngọc trong thực tiễn, có hình tượng sinh động, nhưng thiếu tính khoa học và hệ thống. Để có thể khiến hai phương diện trao đổi thương mại và nghiên cứu khoa học có sự thống nhất. Bài viết này xuất phát từ góc độ Nham thạch học và Khoáng sản học, tiến hành phân tích những hiện tượng được miêu tả trong thuật ngữ thương mại, chỉ ra bản chất của những hiện tượng này, tạo nền tảng cho sự nhận thức ngọc phỉ thúy một cách khoa học và chính xác.


Năm 1846, 1863, nhà khoáng vật người Pháp Alexis Domour đã lần lượt lượt phân tích hóa nghiệm đối với đá nephrite jade và vật phẩm được làm từ đá ngọc phỉ thúy được lấy mẫu từ Trung Quốc. Sau đó, mang về châu Âu trong Chiến tranh Nha phiến lần thứ hai. Lần đầu tiên, đứng từ góc độ khoáng vật hiện đại để chỉ ra thành phần khoáng chất, hóa học và tính chất vật lý của nephrite và ngọc phỉ thúy. Nhà khoáng vật đã căn cứ vào độ cứng khác nhau của nephrite và ngọc phỉ thúy để tiến hành phân loại, gọi nephrite là ngọc mềm, còn ngọc phỉ thúy là ngọc cứng (jadeite). Do thành phần hóa học, khoáng vật chủ yếu của ngọc phỉ thúy là NaAl(Si2O6), vì vậy trong Khoáng vật học gọi NaAl(Si2O6) ngọc cứng. Nhiều người đánh đồng ngọc phỉ thúy và khoáng vật ngọc cứng là giống nhau, cho rằng ngọc phỉ thúy chính là khoáng vật ngọc cứng, điều này là không chính xác. Nhìn từ góc độ Nham thạch học, ngọc phỉ thúy là hợp thể khoáng vật nhóm pyroxene với thành phần khoáng vật chủ yếu là ngọc cứng và khoáng vật nhóm amphibole tổ thành, là loại ngọc cứng jadeite hoặc đá xanh omphacite, không phải là tinh thể khoáng vật ngọc cứng đơn.

Tên gọi ngọc phỉ thúy xuất hiện từ quá trình hoạt động thương mại, có tính lịch sử và thuộc tính chuyên môn. Từ góc độ Nham thạch học, ngọc phỉ thúy được định nghĩa là ngọc cứng hoặc đá xanh có công nghệ và giá trị thương mại cao, đạt đến cấp ngọc thạch. Định nghĩa này có hai ý nghĩa: Một là thành phần khoáng vật tổ thành chủ yếu từ ngọc cứng hoặc đá xanh; hai là trong hoạt động giao dịch thương mại có giá trị và công nghệ cao. Nhìn từ góc độ thương mại ngọc phỉ thúy, chữ "phỉ" chỉ ngọc phỉ thúy màu đỏ, vàng đậm nhạt trong các loại ngọc phỉ thúy, chữ "thúy" dùng để chỉ các loại ngọc phỉ thúy có màu xanh đậm nhạt, phỉ thúy màu xanh cao cấp thông thường được gọi là "cao thúy". Phỉ thúy đồng thời cũng có nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Nghĩa rộng là những nham thạch có thành phần khoáng vật tổ thành chủ yếu từ ngọc cứng hoặc đá xanh, bất luận có màu xanh hay không, đều được gọi là phỉ thúy. Về nghĩa hẹp chỉ đá xanh có thành phần khoáng vật nhóm tổ thành chủ yếu từ ngọc cứng hoặc đá xanh đạt đến cấp độ ngọc thạch.

[ĐM/EDIT] THẦY TƯỚNGNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ