meglio tardi che mai - muộn màng còn hơn không

184 28 2
                                    



Mấy ngày nay Seungcheol chìm nghỉm trong biển suy nghĩ tưởng chừng như phát rồ cả người. Mọi lần gặp vấn đề gì đều có thể nói với đám anh em, nhưng riêng chuyện này chỉ hé răng nửa lời về tâm trạng hiện tại của mình, cậu cũng thấy khó nhằn vô cùng. Cứ mỗi lần tâm trí hiện lên câu nói của Jeonghan vào ngày hôm ấy, nỗi bức bối ngổn ngang lại càng chất đống.

Quanh quẩn trong bốn bức tường mãi cũng không thể hút cạn sạch tiêu cực mà vứt đi, Seungcheol theo chân cha đến thăm một vị đồng nghiệp ở thị trấn nọ. Dù không quá hứng thú, nhưng chí ít việc này sẽ đánh lạc hướng cậu khỏi niềm trăn trở đang dày vò bấy lâu, cũng là để học hỏi thêm kinh nghiệm cho sau này.

Ngôi nhà của người đồng nghiệp không quá lớn, nằm nép mình ở cuối dãy phố, tách biệt với ồn ào náo nhiệt, lại rất phù hợp với những vị hoạ sĩ sống chung với nghệ thuật như bác ta. Phòng khách được bày trí đơn giản với bộ bàn trà màu nâu trầm, nhưng lại độc đáo bởi giá vẽ và những hoạ cụ khác phải chiếm gần hết diện tích không gian. Trên tường đóng khung những bức vẽ được xếp theo thứ tự từ đơn giản cho đến phức tạp. Vết màu li ti vương vãi trên bề mặt sàn nhà. Có chút nổi loạn, nhưng lại rất ấn tượng.

Seungcheol ngồi bất động khi tham gia vào cuộc trò chuyện của cha và bác đồng nghiệp. Họ đang bàn luận về một vấn đề nào đó mà thực chất cậu không thể bắt kịp sao cho nổi. Lơ đãng, cậu lại đưa mắt nhìn ngắm những bức vẽ gắn trên tường. Chúng thu hút, nhưng thật khó để giải mã ý đồ của tác giả. Những nét vẽ xoắn vòng và vặn vẹo, màu sắc chói sáng vừa xung đột vừa hài hoà, hình thức táo bạo không bị gò bó bởi khuôn mẫu nào và hình ảnh trừu tượng đến rối não. Căng thẳng, sợ hãi, đau đớn, hỗn loạn, nhưng tự do.

Tự do.

Seungcheol chăm chú nhìn các tác phẩm ấy như thể bị chúng hớp hồn. Bác hoạ sĩ châm một điếu xì gà, sau đó hướng đến cậu mà rằng:

"Đó là nghệ thuật tân biểu hiện."

Cậu thoáng bất ngờ, nhưng rồi gật đầu và thốt ra một tiếng vâng.

"Anh vẫn luôn là một trong những người đi đầu trong trào lưu này mà tôi rất ấn tượng." Ông Choi đáp. "Chưa bàn đến chất lượng tác phẩm, riêng việc dám tiên phong đổi mới, đạp lên lời chỉ trích đã rất đáng ngưỡng mộ rồi."

Bác ta phả ra làn khói, rồi cười khà:

"Có gì đâu!"

"Mấy lão kia còn làm khó dễ anh không?"

"Tôi không quan tâm." Người đàn ông trả lời. "Những gì tôi sáng tác ra thuộc về cái mới, còn bọn họ là những người cũ rồi. Huống hồ gì một vài thứ họ coi là tiêu chuẩn, thực chất lại là khuôn mẫu cũ kỹ lạc hậu."

"Thật sao? Ngay cả khi lão Lorenzo cho viết một bài báo chỉ trích rằng những tác phẩm của anh mang tính chủ quan quá cao?"

"Tên đó nói không sai. Tôi coi hội hoạ là một phương thức để giải phóng cảm xúc. Nghệ thuật, đối với tôi, là tự do."

"Chẳng phải cái tự do của anh hơi mạo hiểm sao?"

"Tôi chấp nhận điều đó. Tôi coi hội hoạ là cả đời mình, nếu tôi không được tự do trong nó, tức là tôi không được tự do trong đời. Mà đời không được tự do là mình thì sao nó còn là của mình nữa."

[CHEOLHAN] - một chốn nọ ở ItalyNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ