Mình post lại hai bài của chị metraucontrau mà mình đọc đi đọc lại nhiều nhất, giúp ích cho mình nhiều nhất trong việc thay đổi bản thân và đem lại kết quả như mình mong muốn. Mong là các bạn cũng "thấm" như mình.
Nguyên văn của metraucontrau:
Ôi giời, hôm nay hẹn mấy chị đi cà phê mừng thắng lợi, tuy cái thắng lợi ấy nó rất là bé con con, nhưng đủ cho 1 chị thâm niên trên này sướng mê tơi.
Lâu lắm tớ chả viết trên này cái gì vì tớ cũng bận, tất nhiên là ko phảo bận kiểu chân tay, mà là hơi bận tâm tí với thị trường hay trở chứng nên tâm trạng không thể thoái mái, ko thoát xác để viết bài được.
Hôm qua, mình xem chương trình Discovery Chanel, Dog Wisperer, có nhân vật chính là một anh Mehico tên là Cesar Millan, anh ấy hướng dẫn người nuôi cách huấn luyện và hiểu con chó của mình. Chưa bao giờ mình xem một chương trình trong thời gian kỷ lục là 8h liên tục như thế, cả anh xã cũng thế . Phim xoay quanh những con chó đặc biệt và rất bất trị với người chủ của mình, nhưng anh ấy hiểu và biết cách sao cho con vật nuôi và người chủ hiểu nhau, sống vui vẻ. Thực ra, cái hay của câu chuyện là cách huấn luyện chó nhưng thực chất, đến 80% các con chó được coi là có vấn đề (hung hãn, độc chiếm, bất trị là đều do lỗi của người chủ nuôi) . Bài toán cuối cùng lại là: người chủ nuôi cần phải thay đổi quan niệm, cách nghĩ, hành vi, phản ứng của chính mình, trước khi mong thay đổi hành vi của vật nuôi....
Đây ko phải mình muốn ví các ông chồng hay bà vợ như vật nuôi, nhưng mình bỗng nghiệm ra một điều, hầu hết những vấn đề đến với cuộc sống của mình là do bản thân mình, rồi sau mới xét đến yếu tố bên ngoài. Đến đây sẽ có bạn cười khẩy nói mình bốc phét, mỗi người mỗi số phận, may thì gặp người tử tế hay hoàn cảnh tốt, điều kiện thuận lợi... Nhưng mình thấy , hoàn cảnh ko quan trọng bằng cách thức phản ứng, suy nghĩ, quan niệm của mình ra thế giới bên ngoài , còn gọi là cách nhìn nhận và xử lý .... điều này mới quyết định trực tiếp tới cái reaction , đối xử hay phản hồi của của môi trường bên ngoài, gồm cả con người, tác động tới mình.
Vẫn biết mỗi người mỗi tính, nên với mỗi ông chồng hay bà vợ, cần hiểu họ, cả ưu lẫn nhược để có đối sách phù hợp. Chúng ta lên đây, mỗi người mỗi hoàn cảnh, mỗi tính cách và điều kiện, nhưng mong muốn thì như nhau: mong sao gia đình yên ấm, tốt đẹp, hạnh phúc, hiểu và tôn trọng nhau. Và quan trọng nhất, chúng ta hài lòng và hạnh phúc với cái mình có.
Thường các đôi vợ chồng lấy nhau vì tình yêu, mình nghĩ đến 99% các đôi vợ chồng khi lấy nhau đều yêu nhau say đắm, tưởng như chết đi được. Nhưng ko phải ai cũng hạnh phúc sau hôn nhân, thường thì sẽ chán ngán, bực bội, thất vọng, nhìn nhau ngày càng méo mó rồi kết cục là TY bay đi mất, như có người nói Hôn nhân là nấm mồ chôn tình yêu.
Không hiểu nhau và không hiểu bản thân, là một trong những nguyên nhân gây rạn nứt lớn nhất. Và nếu cái sự ko hiểu nhau ấy, ko hiểu cái gốc, và nguyên lý, cơ chế gây mâu thuẫn ấy ko được đem ra phân tích, mổ xẻ cho cả hai cũng hiểu, thì việc : cái sảy nảy cái ung là dĩ nhiên, nó sẽ dẫn đến một vực thẳm lớn trong cuộc sống hôn nhân.
Quan niệm và cách nhìn nhận của đàn ông và đàn bà khác nhau, như sao hỏa và sao kim vậy. Đàn ông thiên về lý tính bao nhiêu thì đàn bà thiên về cảm xúc bấy nhiêu. Nhưng thực ra. chính vì cái nhạy cảm về cảm xúc ấy mà phụ nữ dễ bị rơi trong những vòng xoáy luẩn quẩn, ko lối thoát do nhứng ức chế tinh thần mà họ đôi khi không hình dung ra nó bắt đầu từ nguyên nhân nào, chỉ biết ấm ức thôi.
Một người đàn ông, nghĩ rằng hy sinh vì gia đình nên anh ta đi làm thêm, học thêm nâng cao trình độ, sửa xe giúp vợ, hay quan tâm đến bố mẹ vợ, làm điều này mất nhiều thời gian, công sức và tiền bạc . Nhưng có khi anh ta lại ko được cảm động bằng một gã dẻo mỏ, lười biếng nhưng biết mua một bó hồng đỏ thắm nhân ngày TY và viết 1 bức bưu thiếp lãng mãn tặng vợ. Còn lại 364 ngày khác hắn ta vểnh râu để vợ phục vụ, lo toan, tự gồng gánh bao việc.
Người phụ nữ, nhịn ăn nhịn mặc, giản dị đến mức lôi thôi, dành tiền chăm con, lo cho chồng đẹp đẽ... có khi lại bị chồng nhìn nhận như là vụng về, lúi xùi, ko biết lo cho bản thân. Thậm chí một người phụ nữ ăn diện, hơi lười và ỷ lại 1 chút, sẽ ko chiếm được thiện cảm của những phụ nữ chăm chỉ, thu vén, đảm đang, nhất là khi nàng ấy ấy lại được chồng rất cưng nữa. Trong khi những người phụ nữ nghiêm túc, đúng đắn kia lại được chồng nhìn bằng ánh mắt thờ ơ.
Vậy: Thế nào là công bằng? Thế nào là đúng?
Hôm nọ, 1 em có nói chuyện em cứ thấy hận chồng khi thấy chồng có ý định có gì đó, vì em thấy em hy sinh như vậy vì gia đình, chỉ biết có chồng, trong khi chồng em cư xử kém. Em còn tự dằn vặt bản thân là sao em có kém chị A hay chị B nào đó đâu: còn chăm chồng con chu đáo, nội ngoại quán xuyến, cũng kiếm được tiền, hết lòng chỉ biết đến chồng, mà sao em ko được hạnh phúc vẹn toàn như các chị ấy. Lúc ấy mẹ Trâu có đùa với em ấy là ngay việc suy nghĩ này của em là em đã không bằng người ta rồi, các chị mà em nói liệu có hắt hủi, dày vò chồng nhiều như thế không??? sao em lại chủ quan em ko kém người ta, so bì đâu phải ở vẻ đẹp xấu, cao thấp, tiền nhiều tiền ít mà là cách sống, cách cư xử, cách ta chủ động tạo lập một không khí vui vẻ, yêu thương và thấu hiểu trong gia đình. Quan trọng là em ko làm cho chồng em thấy yêu em, như em mong muốn.
Đánh giá mình sai, suy nghĩ sai, lại thêm tật suy diễn, các cặp vợ chồng dần xa nhau, ngay trong tổ ấm của mình, và ko cảm nhận được sự chia sẻ của đối tác.
Đôi khi có những việc bé như cái móng tay, người ta có thể suy diễn nó thành động cơ của những việc to lớn, xấu xa và hắt vào mặt nhau, áp đặt cho người kia bất cần nghe người ta thanh minh hay trình bày giải thích. Cũng có khi đối tác ức quá, nghẹn lời ko nói được, lại phản ứng bằng những câu nói điên rồ gây đau lòng hơn, thế là kết quả là leo thang chiến tranh.
Khi mình còn nhỏ, ( lớn hơn cái thời dừa việc cho chị gái ) mỗi khi mình lơ là việc nhà, dù chỉ 1 chút, mẹ mình hay mắng là con lười biếng lắm, chả làm gì bao giờ, chỉ chơi suốt ngày thôi. Sao mẹ có thể nói nhưng lời như thế với mình trong khi buổi sáng mình vừa làm rất nhiều việc nhà giúp mẹ. Đúng là chiều mình có để sót một số công việc chưa làm, nhưng sao mẹ ko nói: còn việc A, việc B con chưa làm, con phải làm nốt đi, chứ sao mẹ lại chụp mũ mình thành đứa lười có hệ thống thế.
Chồng mình chỉ có 1 hay 2 tính xấu, hay có 1 vài biểu hiện ko hay, là trong lúc phẫn nộ tức giận, mình lập tức quên sạch mọi cố gắng, nỗ lực hay những điểm tốt của chồng từ trước, chỉ chăm chăm nhìn thấy điểm xấu của chồng. Và lúc ấy, sao mình thấy chồng tồi tệ, đáng thất vọng, thấy mình đã cố gắng rất nhiều mà chồng đối xử, đền đáp ko thoả đáng. Thế là dằn hắt, chì chiết, là chụp mũ, kết luận lạnh lùng kiểu phủi sạch cái tốt của hắn: anh thì quan tâm gì tới vợ con, anh toàn thế này, anh chỉ thế nọ... Ta nâng cao quan điểm, đưa từ hiện tượng riêng lẻ ( về muộn, quát vợ, nhậu nhẹt, lười biếng...) thành hệ thống, thành đặc điểm chung: anh toàn là thế này, anh suốt ngày thế nọ... hóa ra anh chả quan tâm gì tới em, anh vô tâm, anh lạnh lùng... hay nặng nữa là em coi thường anh, em ko yêu anh.... từ giờ em coi anh như người dưng, ko có anh em vẫn sống tốt....
Thực ra bản năng của đàn ông đi ngược phụ nữ rất nhiều, 1 người hướng nội , 1 người hướng ngoại, 1 người có xu hướng nghĩ cho người khác, muốn hy sinh và được ghi nhận, còn 1 người bản năng, ích kỷ hơn, mạnh mẽ hơn nhưng thực chất lại rất dễ tổn thương vì cái tự tôn của anh ta quá lớn. Người phụ nữ may mắn vì bản năng vì gia đình, hướng nội của cô ấy nó gần với thiên hướng gia đình và các quan niệm xã hội. Đã thế cô ấy là người sinh và nuôi con, nên bản năng ấy tự nhiên, cô ko gặp cản trở gì khi chuyển đổi từ 1 cô gái thành 1 bà mẹ đảm đang.
Nhưng với đàn ông thì khác, để vừa lòng vợ yêu, anh ta phải đè nén rất nhiều cái tôi bản năng, anh ta ko đi về muộn, ko dám công khai tán tỉnh những phụ nữ khác, ko được tiêu nhiều tiền mà phải nộp hết cho sếp bà. Vợ thì chỉ nghĩ đơn giản là cho anh ta chỗ ăn, ở ấm áp, no đủ là hết, anh ta còn đòi hỏi gì nữa nào. Nhưng đàn ông có nhu cầu khác phụ nữ, ví dụ như anh ấy ko thể buôn chuyện trên điện thoại về mọi chủ đề, anh ta có nhu cầu bù khú trực tiếp với bạn bè, để còn chém gió, khích bác cái bản lĩnh đàn ông của nhau (mà thực chất chả anh nào hiểu bản lĩnh ấy là cái gì). Nói thế để hiểu người đàn ông luôn phải cố gắng nhiều hơn để sống vừa vặn với các tiêu chuẩn xã hội và đáng sợ hơn là các quy chuẩn do vợ suốt ngày nhét vào đầu óc anh ta.
Ừ thì cũng biết là tức, là giận, nhưng tức giận sao để cho nguời ta yêu mình, thương mình hơn và cảm thấy có lỗi trước nỗi đau buồn gây ra cho ta mà biết thay đổi hành vi... chứ tức giận mà nói linh tinh, suy diễn, sổ toẹt, đổ ụp mọi thành quả, thiện chí, cố gắng mà người ta cũng đã phải hy sinh và cố gắng rất nhiều vì ta, từ xưa tới nay, thì họ cũng đau lòng và tổn thương lắm.. Người chồng hay người vợ có thể phản ứng, mắng lại, xúc phạm lại, cũng bất cần ngược lại, hay đơn giản, im lặng, khóc, buồn.... nhưng rõ ràng họ đã bị những tổn thương tâm lý ko dễ xóa đi, dù sau này vẫn có làm lành, nhưng mọi sự ít nhiều ko như cũ được nữa, họ sẽ cảnh giác, dè chừng và ít tin tưởng vào TY của ta hơn trước.
Lí do thì như sau:
Tất nhiên là quá trình cố gắng , ép vào khuôn mẫu cũng phải từ từ, cũng có lúc sơ sảy. Thì vợ lại hay kêu ca, ko hài lòng, hiếm khi ghi nhận thành quả mà chỉ chăm chăm nhìn vào cái chưa được của chồng. Thực ra: Vợ nên là người nhắc nhở, giúp chồng điều chỉnh suy nghĩ, cư xử sao cho phù hợp. Nhưng có những người vợ nghĩ chồng có trách nhiệm phải tự đọc, hiểu tâm lý của vợ ( vốn rất rối rắm, đến bản thân vợ cũng nhiều lúc ko hiểu bản thân). Hoặc có chị lại dạy chồng, kèm chồng như kèm nô lệ, bắt phải phục tùng, hay dùng từ hay ho là kiểm soát. Tất cả đều ko có giá trị vì chồng là 1 anh chàng tuy tốt bụng, yêu gia đình ( vì đã lấy vợ, chịu chui vào cái tròng do vợ thòng vào cổ), anh ấy cũng nam tính ( chả vợ nào thích chồng nữ tính) nên anh ấy độc lập, tự tôn, chủ quan trong cư xử. Chỉ có 1 cách: vợ làm sao cho chồng tự điều chỉnh thay đổi vì anh ấy thấy cần thiết phải làm như vậy, vì anh ấy yêu vợ và muốn vợ vui khi anh làm 1 điều gì vợ mong muốn.
Vậy làm điều đó như thế nào?
Đừng quy chụp, phán xét, hắt hủi chồng để chứng minh cho anh ấy thấy anh ấy là 1 kẻ ko ra gì, ko xứng đáng với vợ, đừng coi mình như 1 quan toà luôn luôn đúng để phán xét người khác. Khi góp ý với chàng, hãy đứng trên tư thế 1 người vợ yêu chồng, thương chồng, đang mong chồng cố gắng thay đổi chút xíu để hoàn thiện hơn, để vợ sẽ càng yêu thương, quý trọng chồng hơn.
Trong cuộc chiến đấu chống lại cái xấu, cái dở của chồng, hãy coi chồng là đồng minh, nếu ko bạn sẽ thất bại. Bạn hãy cùng chồng chống lại thói xấu, sửa chữa lỗi lầm của anh ấy, cái bạn cần chiến đấu là thói xấu, nhược điểm của chồng, chứ ko phải bản thân anh ấy. Hãy cho chồng hiểu: bạn luôn yêu chồng, và bạn chị ghét những nhược điểm của chồng, chúng chen chân vào làm đôi khi tình cảm ấy bị ảnh hưởng. Nên cả hai cũng phải hợp tác để đẩy lùi cái thói xấu đáng ghét ấy, để chồng mình hoàn hảo hơn, theo quan điểm của mình
Nếu bạn nói: anh hãy bỏ thói xấu đó đi, em sẽ yêu anh hơn.... điều này ko tác dụng. bạn hãy làm cho anh ấy thấy: nếu anh ấy tự nguyện bỏ 1 thói xấu nào đó, thì người vợ yêu anh nhất đời, sẽ vui vẻ, hạnh phúc hơn nhiều. Anh ấy phải thực sự muốn thay đổi bản thân, vì yêu bạn, cần tình yêu của bạn, chứ ko vì bạn càu nhàu, phàn nàn... Mà nói cho cùng, ai mà yêu nổi 1 người hay phàn nàn, cau có. Các ông chồng phải nói có sự kiên nhẫn cao độ, vợ lèm bèm, cau có suốt ngày mà cũng nhẫn nhịn và yêu được...
Có bạn lại bảo, chồng em hình như ko còn yêu, ko còn cần em nữa, cũng ko còn quan tâm đến mong muốn của em, thậm chí sự hiện diện của em, vì em có doạ bỏ, doạ bế con đi, anh ấy cũng chả động lòng, vẫn lì lì...
Vậy, đây là bài học nữa: hãy luôn chứng minh với chồng bạn yêu anh ấy và anh ấy là người đặc biệt với bạn. Thay vì chăm chăm chỉ ra cho chồng những nhược điểm hay thiếu sót của chồng, hãy cho anh ấy thấy bức tranh toàn cảnh anh ấy là người chồng có mặt tốt, đáng yêu ra sao ( ít nhất đó là lý do bạn đã chọn lấy anh ấy). Bạn cứ cau có với chồng, thì làm sao anh ấy ko cau có lại, chìa hết gai vào mặt bạn và có cái tốt nào cũng dấu hết đi, anh ấy đang làm y như bạn.
Hình dung bạn yêu chồng, thương chồng, chăm lo cho chồng nhưng anh ấy ko được như ý bạn, nên bạn chỉ thể hiện tình cảm bằng cách cho ăn, cho mặc đầy đủ, còn lại là sưng sỉa, cau có hoặc nói với nhau toàn khẩu lệnh ko thể ngắn hơn, cứ như người dưng. Chồng thấy về nhà đã mệt vì công việc, lại được mụ vợ ko chịu nói thẳng, cứ bắt đoán ý, ko bao giờ thoả mãn, suốt ngày càu nhàu... nên chồng bơ luôn, tụt hết cả cảm xúc, chả có tâm sự yêu đương gì cả. Đêm nằm như 2 khúc gỗ, đồng sàng dị mộng. Nhìn lại bản thân những lúc cau có đi bạn, bạn thấy bạn có đáng yêu ko.... chồng chán bạn là đúng, mà đã chán, đã ko yêu nhiều như trước, anh ấy chả muốn thay đổi làm gì... Tội quái gì phải đè nén bản thân, thay đổi vì 1 đứa khó chịu, khó yêu như vậy ( bỏ quá khứ yêu đương mặn nồng đi nhé, ko tính vào đây, vì hiện tại là hiện tại).
Có bạn thì lại im lặng chịu đựng, mong chồng tự hiểu, nên bạn ấy bỏ qua để giữ hoà khí gia đình. Vợ ko phản ứng nên chàng tưởng chàng hay, chàng đúng nên cứ thế mà phát huy... vợ mình dễ tính thế cơ mà, mình cứ nói bừa, làm bừa chắc ko sao.... vài câu xin lỗi, vỗ về là vợ lại bỏ qua, nhẫn nhịn chịu đựng và chăm mình như trước... Ko có ai nhắc nhở, chồng lại quá mù ra mưa, dần cho mình cái quyền thích làm gì thì làm, vợ phải bỏ qua, tha thứ,... ở đây, lỗi của vợ trong cái hư, cái chưa được của chồng cũng quá lớn, ko kém lỗi vô tâm của chồng... nuông quá cũng hỏng, các cụ đã dạy rồi
BẠN ĐANG ĐỌC
EQ - webtretho
RandomEQ là trí thông mình cảm xúc, nghĩa là sống thật, thể hiện thật từ trong TÂM ý, chỉ có cách thể hiện cho khéo léo thôi. Haizzzzzz, mình nghiệm ra mọi vấn đề các chị em gặp phải, rồi không thể giải quyết, đều bắt nguồn từ việc: + Không sống thật với...