11 "MẸO" KHOA HỌC ĐỂ THUYẾT PHỤC NGƯỜI KHÁC

32 0 0
                                    

Các nghiên cứu tâm lý tiết lộ nhiều cách khác nhau để chúng ta có thể "tranh thủ" sự giúp đỡ từ những người xung quanh – mà họ thậm chí còn không biết điều đó.

Chúng tôi tổng hợp 11 chiến lược khác nhau đã được khoa học chứng minh là có thể tạo điều kiện để người khác yêu mến, hỗ trợ hay tặng bạn những điều bạn mong muốn.

1. Sử dụng phương án "mồi nhử" để người tiêu dùng mua sản phẩm của bạn

Trong bài thuyết trình TED Talk của mình, nhà kinh tế học hành vi Dan Ariely giải thích thuật ngữ "hiệu ứng mồi nhử" thông qua một hình thức quảng cáo đã có từ lâu.

Chiến dịch quảng cáo sẽ đưa ra 3 cấp độ để người tiêu dùng lựa chọn: 59$ cho một cuốn sách online, 159$ cho bản in giấy và cũng 159$ cho cả bản giấy và online. Ariely cho biết lựa chọn $159 cho bản giấy chỉ tồn tại để khiến lựa chọn $159 cho cả hai phiên bản trở nên "hấp dẫn" hơn so với lựa chọn $59 còn lại.

Nói cách khác, nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc bán những món hàng đắt giá hơn, hãy cân nhắc thêm vào lựa chọn thứ ba với mục tiêu khiến sản phẩm cao giá trở nên thu hút hơn.

2. Điều chỉnh môi trường để người khác ứng xử vị tha hơn

"Kích hoạt" (Priming) là hiện tượng tâm lý khi một kích thích sẽ đưa tới một phản ứng cụ thể cho một kích thích khác, thông thường là một cách vô thức.

Một nghiên cứu được trích dẫn trong cuốn "You Are Not So Smart" đã phát hiện ra rằng các nghiệm thể tham gia trò chơi tối hậu thư, khi được đặt ngồi trong một căn phòng có va-li, bìa da và bút mực, thường có xu hướng giữ lại tiền cho bản thân nhiều hơn khi được đặt trong căn phòng có những đồ vật "trung tính. Mặc dù các nghiệm thể không nhận thức được điều gì đang diễn ra, có vẻ như các đồ vật liên hệ đến kinh doanh đã tạo ra những kích thích cạnh tranh bên trên.

Chiêu thức này có thể hữu hiệu khi bạn áp dụng trong các cuộc thương thảo – thay vì gặp nhau trong các phòng hội nghị, hãy nghĩ đến những quán cà phê, nơi các đối tác có khả năng trở nên ít "hung hăng" hơn.

3. Nhận lại sự trợ giúp sau khi giúp đỡ người khác đạt được mục tiêu

Tâm lý gia Robert Cialdini cho rằng một cách để gây ảnh hưởng lên người khác là tạo ra quy luật hai chiều nơi họ. Cụ thể hơn, giúp đỡ người khác những điều họ cần sẽ khiến họ cảm thấy cần phải "trả ơn".

Bên cạnh đó, sau khi được người khác cảm ơn, Cialdini khuyên rằng nên nói "Tất nhiên, đây là điều bạn bè/ đối tác làm cho nhau mà" thay vì "không vấn đề gì". Như vậy, họ sẽ có cảm giác cần phải làm điều tương tự với bạn.

4. Bắt chước ngôn ngữ cơ thể của người khác

Lần tiếp theo nếu bạn có thử gây ấn tượng với nhà tuyển dụng hay một người bạn thích, hãy thử bắt chước một cách tinh tế cách người kia ngồi hay nói chuyện – nó có thể giúp bạn được người kia quý mến hơn.

Các nhà khoa học gọi đây là "hiệu ứng tắc kè bông": Chúng ta thường thích nói chuyện với những người có cùng tư thế, phong thái, hay biểu lộ khuôn mặt của chúng ta.

Lang thang trên mạng và tìm được vài thứ hay hoNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ