XÁC ĐỊNH TỘI PHẠM CÓ TỔ CHỨC VÀ KHÔNG TỔ CHỨC

38 0 0
                                    

Note: Khi đọc về các đặc điểm của tội phạm có tổ chức thì hãy nghĩ về vụ án sát thủ Nguyễn Đức Nghĩa trong vụ án cái xác không đầu làm rúng động Sài Gòn và cả nước mấy năm về trước như một ví dụ nhé. Cá nhân mình thấy đây là ví dụ rõ rệt cho tội phạm có tổ chức.

____________

Xác định được bản chất của tội phạm là một cách tốt để lập hồ sơ. Với nhiều năm nghiên cứu, FBI đã phát triển một phương thức để phân loại tội phạm thành hai dạng: có tổ chức và không tổ chức. Những phân loại này giúp vạch rõ ra những thể loại, tính cách của tội phạm, những thứ rất cần thiết trong việc thiết lập hồ sơ tội phạm.

Việc phân loại tội ác và tội phạm giữa có tổ chức và không tổ chức lần đầu tiên được giới thiệu dưới dạng là một phân loại cho "ham muốn sát hại" bởi đặc vụ FBI Hazelwood và Douglass vào năm 1980. Tuy nhiên, sau đó nó còn bao rộng cả những yếu tố khác ví dụ như "chọn lựa nạn nhân, phương thức khống chế nạn nhân, và hệ quả của tội ác." Bây giờ, nó còn dùng trong nhiều loại tội ác khác như phóng hoả và cuỡng bức.

Trong nghiên cứu của FBI về một số tội phạm có tổ chức và không có tổ chức, có bốn điểm khác biệt đáng chú ý nhất được liệt kê ra. Đó l:

Hành vi của kẻ sát nhân trong khi lúc thực hiện tội ác.Đặc điểm của nạn nhân,Loại phương tiện giao thông được sử dụng trong vụ án.Loại bằng chứng có ở hiện trường vụ án. Bảng dưới đây liệt ra những đặc thù có thể có của tội ác có tổ chức và không tổ chức.

Bảng 1: Những điểm khác biệt ở hiện trường vụ án giữa có tổ chức và không tổ chức (Lấy từ Thông báo tới các cơ quan pháp lý FBI, năm 1985)

Có tổ chức

(Không tổ chức)

Vụ án được lên kế hoạch từ trước

(Tội ác bộc phát)

Tội phạm lừa bịp, dụ dỗ một người lạ mặt mà hắn đã nhắm là mục tiêu

(Thường thì nạn nhân chỉ ngẫu nhiên có mặt ở tại địa điểm khi vụ án xảy ra)

Thấu hiểu nạn nhân, cảm nhận được cảm xúc của nạn nhân

(Dùng bạo lực quá mức để không nghĩ nhiều về nạn nhân)

Tạo nên một cuộc đối thoại có khống chế với nạn nhân trước khi hành động

(Không đối thoại hoặc đối thoại rất ít với nạn nhân)

Hiện trường vụ án phán ánh sự khống chế toàn cuộc của hung thủ

(Hiện trường vụ án khá lộn xộn và ngẫu nhiên)

Đòi hỏi sự phục tùng từ nạn nhân

(Đột ngột bạo lực với nạn nhân)

Đồ vật dùng để kiềm chế nạn nhân được sử dụng (ví dụ dây trói, băng gạc...etc)

(Sử dụng ít đồ vật để khống chế nạn nhân)

Có một số hành động hung bạo trước khi giết nạn nhân

Lang thang trên mạng và tìm được vài thứ hay hoNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ