CHƯƠNG IV BƯỚC THỨ BA VƯƠN TỚI CỦA CẢI: TỰ KỶ ÁM THỊ

986 5 0
                                    

Hãy bắt tầng sâu của nhận thức làm việc cho bạn - và bạn sẽ đạt được những kết quả đáng ngạc nhiên.

Hãy dùng cảm giác giúp tiềm thức. Sự kết hợp diệu kỳ!

Thuật ngữ tự kỷ ám thị có liên quan đến tất cả các dạng thôi miên và tự kích động nhận thức. Đó là một dạng trung tâm điều khiển quan hệ giữa tư duy có ý thức và tư duy vô ý thức.

Nhờ tự kỷ ám thị, các ý nghĩ lọt vào vỏ não và tác động đến nó. Thiên nhiên đã cho con người năm cơ quan cảm giác và nhờ có chúng mà tất cả những gì đạt tới tiềm thức đều có thể kiểm soát được. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là con người lúc nào cũng thực hiện sự kiểm soát đó: nói đúng hơn là không thực hiện trong đại đa số trường hợp. Và nó giải thích sự đói khổ của nhiều người.

Hãy nhớ lại hình ảnh được sử dụng khi diễn giải về tiềm thức, nơi tư tưởng mọc mầm như hạt giống; thậm chí nếu không có những hạt giống tốt, luống vẫn có những hạt giống nằm sẵn mọc lên. Tự kỷ ám thị là trung tâm kiểm soát, nhờ đó mỗi cá nhân có thể theo ý mình gieo cho tiềm thức những ý nghĩ đáng có.

TIẾNG VANG KÍCH ĐỘNG CỦA KIM LOẠI

Hãy nhớ lại lời khuyên cuối cùng trong số sáu lời khuyên ở chương nói về mong muốn. Mỗi ngày bạn phải đọc to hai lần bản tuyên bố của mình - về việc bạn mong có tiền, về việc thật sự bạn đã thấy mình là chủ nhân của chúng. Làm theo những lời khuyên này, bạn gắn đối tượng mong muốn trực tiếp với tiềm thức. Bằng cách nhắc đi nhắc lại, bạn sẽ hình thành được những suy nghĩ phản xạ, biến ước muốn thành tương đương tiền tệ một cách thuận lợi.

Trước khi tiếp tục, hãy đọc lại chương về mong muốn. Tiếp theo, hãy chú ý đến bốn hướng dẫn về tổ chức điều khiển nhận thức ở chương về kế hoạch hóa. So sánh hai nhóm lời khuyên với tư liệu chương này, bạn sẽ thấy là chúng dựa trên nguyên tắc tự kỷ ám thị.

Hãy nhớ rằng chỉ đọc thành tiếng (chính bằng cách đó bạn hình thành cách tư duy bằng phạm trù tiền bạc) mà không kèm theo cảm giác thì cũng không đem lại kết quả. Bởi vì tiềm thức chỉ chấp nhận những ý nghĩ có cảm giác để tuân theo.

Nhắc đi nhắc lại là việc tối cần thiết trong học tập. Nguyên tắc nhắc đi nhắc lại được giới thiệu với bạn trong từng chương, bởi vì nếu không hiểu thì sẽ thất bại trong việc thực hành nguyên tắc tự kỷ ám thị.

Những lời tầm thường không có cảm giác thì không tác động được đến nhận thức. Bạn sẽ không đạt được kết quả mong muốn chừng nào bạn còn chưa học được cách bước vào tiềm thức của mình (trong ý nghĩ hoặc bằng cách nói), có cảm giác, có niềm tin .

Đừng ngã lòng nếu lúc đầu bạn còn chưa kiểm soát và hướng được cảm giác. Cái giá phải trả cho khả năng tác động đến tiềm thức là kiên trì và nhất quán. Bạn dù có rất muốn cũng không thể đánh lừa được tiềm thức của mình - bạn cần theo những nguyên tắc trình bày trong sách một cách kiên trì và nhất quán. Bạn, và chỉ có bạn mới quyết định được rằng mục tiêu (tư duy bằng phạm trù tiền tệ) có xứng đáng những nỗ lực như vậy hay không.

Nghĩ giàu và làm giàu của Napoleon HillNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ