CHƯƠNG V BƯỚC THỨ BỐN VƯƠN TỚI CỦA CẢI: KIẾN THỨC ĐẶC BIỆT

1K 6 0
                                    

Có hai loại kiến thức: kiến thức cơ bản và kiến thức đặc biệt. Những kiến thức cơ bản, tức là kiến thức chung, dù cho có sâu sắc và đa dạng đến đâu đi nữa, cũng sẽ không cần cho bạn trong việc kiếm tiền. Các trường đại học tổng hợp lớn có gần như tất cả các loại kiến thức cơ bản mà nền văn minh nhân loại biết được. Thế mà đa số giáo sư không thuộc số những người giàu nhất trên thế giới. Họ chuyên môn giảng dạy kiến thức, nhưng không ai có thể khẳng định rằng họ chuyên về vấn đề sử dụng kiến thức.

Kiến thức không thể thu hút được tiền bạc chừng nào nó còn chưa được tổ chức một cách thông minh và chưa nhờ một kế hoạch hành động chi tiết để vươn tới mục tiêu nhất định - tích luỹ tài sản. Sở dĩ phải nhắc đến điều đơn giản này là vì hàng triệu người vẫn tiếp tục tin vào điều sai lầm phổ biến, dường như kiến thức - là sức mạnh. Hoàn toàn sai! Kiến thức - chỉ là sức mạnh tiềm năng. Nó chỉ trở thành sức mạnh thực sự khi được xử lý thành kế hoạch hành động rõ ràng và hướng vào kết quả cuối cùng.

Khâu khiếm khuyết trong hệ thống giáo dục này thể hiện đặc biệt rõ khi các trường đào tạo khác nhau cố bằng mọi cách dạy cho sinh viên của mình tổ chức và sử dụng những kiến thức đã có.

Mọi người nhầm lẫn khi nghĩ rằng Henry Ford là một người thiếu học, vì ông rất ít thời gian ngồi trên ghế nhà trường. Những người nghĩ như vậy hoàn toàn không hiểu ý nghĩa chân chính của từ giáo dục. Nó xuất phát từ hình tượng, tạo thành, tức là phát triển khả năng và năng khiếu của con người, cho ta cơ sở để nói rằng con người là hình tượng, là đồng dạng của Thượng đế.

Người có giáo dục không nhất thiết phải nhồi nhét đầy các loại kiến thức, cơ bản và đặc biệt. Người có giáo dục - đó là người phát triển được khả năng trí tuệ của mình, người có thể tiếp thu tất cả những gì mình muốn, tất cả những gì mình thấy cần, và không xâm phạm quyền lợi của những người khác.

NHỮNG KẺ NGHÈO NÀN TINH THẦN NGỚ NGẨN

Trong thời gian chiến tranh thế giới thứ nhất, một tờ báo Chicago cho đăng trên trang nhất một bài báo gọi ngài Henry Ford là kẻ theo chủ nghĩa hòa bình dốt nát. Ngài Ford phản đối cách hành văn xúc phạm như vậy và phát đơn lên tòa kiện tờ báo vu khống. Tại tòa, các luật sư bào chữa của tờ báo đã bắt ngài Ford trả lời với tư cách nhân chứng nhằm mục đích chứng minh với tòa sự dốt nát của ngài. Họ đặt ra cho ngài rất nhiều câu hỏi khác nhau, với ý định chỉ ra cho thấy rằng: vì ngài Ford chỉ biết mỗi một lĩnh vực sản xuất ôtô, cho nên trong các lĩnh vực chính và chủ yếu khác, dĩ nhiên là ngài rất dốt.

Các câu hỏi đại loại như sau: Benedict Arnold là ai?hoặc Nước Anh cử bao nhiêu lính sang Mỹ để trấn áp cuộc khởi nghĩa năm 1776?. Câu hỏi cuối cùng ngài Ford trả lời: tôi không biết cử bao nhiêu lính, tôi chỉ biết là số người quay về đến nhà ít hơn rất nhiều.

Cuối cùng ngài Ford cảm thấy mệt mỏi. Đến một câu hỏi đặc biệt xúc phạm, ông lao người về phía trước, chỉ ngón tay vào luật sư và bảo: Nếu tôi thật sự muốn trả lời các câu hỏi ngu ngốc của ngài, thì - cho phép được nói với ngài - chỉ cần bấm nút trong phòng làm việc của tôi, sẽ có hàng loạt chuyên gia có khả năng trả lời tất cả mọi câu hỏi tôi cần có liên quan tới doanh nghiệp mà tôi dành phần lớn nỗ lực của mình. Vậy ngài hãy nói cho tôi biết tại sao tôi lại phải nhồi nhét đầy đầu mình những điều ngớ ngẩn chỉ để chứng minh rằng tôi có thể trả lời bất cứ câu hỏi nào, trong khi tôi có đủ người đảm bảo cho tôi bất kỳ kiến thức nào tôi cần.

Nghĩ giàu và làm giàu của Napoleon HillNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ