Phần II- Chương 1

114 0 0
                                    


Chương 1.1- Thứ 4

[Hồi nhỏ biết rất nhiều ngạn ngữ, chờ sau khi lớn lên, mới hiểu được đó chỉ là lời nói dối đẹp đẽ mà thôi, ví dụ như: một phần cày cấy một phần thu hoạch.

Câu ngạn ngữ này nói lên bác nông dân chỉ vất vả lo biến đổi lượng, lại quên lo lắng đến thời tiết tốt xấu ra sao, giá cả hàng hóa thăng trầm thế nào, trên thực tế, thu hoạch là một một hàm số nhiều biến, không phải hàm số một biến.

Tôi thích dùng định nghĩa chặt chẽ của toán học: cày cấy là điều kiện cần cho thu hoạch, nhưng không phải điều kiện đủ. Tức là: muốn thu hoạch được, thì phải có cày cấy, nhưng cày cấy lại không nhất định có thể suy luận ra thu hoạch.]

Thứ tư

Lớp sáu của tôi có hơn ba mươi bạn thì một nửa vào trường trung học cơ sở trọng điểm, một nửa vào trường trung học cơ sở bình thường. Tôi được vào trường trung học cơ sở trọng điểm —— trường Nhất Trung, trường đứng đầu của thành phố, Trương Tuấn, Quan Hà cũng đều trúng tuyển vào trường Nhất Trung. Chuyện đó cũng không làm tôi giật mình, mà chuyện làm tôi giật mình chính là Tiểu Ba đã trúng tuyển vào trường trung học phổ thông Nhất Trung với điểm số rất cao.

Trường trung học cơ sở Nhất Trung tuyển học sinh cũng thực qua loa, đề thi cũng không khó hơn những trường trọng điểm khác, chất lượng dạy học cũng tương tự, thậm chí còn kém một ít. Nhưng trường trung học phổ thông thì hoàn toàn khác, kết quả kì thi đại học hàng năm đều đứng trong top ba của toàn tỉnh, trong mắt rất nhiều vị phụ huynh, có thể đỗ vào trường Nhất Trung thì gần như đã thành công được một bước, sẽ thuận lợi bước chân vào đại học hơn, vì vậy các vị phụ huynh đều đau đầu muốn gửi con mình vào trường Nhất Trung, làm cho cuộc cạnh tranh vào trường trung học phổ thông lại càng kịch liệt, những học sinh học trường trung học cơ sở trọng điểm, bình thường có nổi trội xuất sắc đến đâu cũng phải trải qua một lần đấu tranh sinh tồn, một trò chơi tàn khốc khôn sống mống chết. (khôn sống mống chết : nghĩa là khôn ngoan thì sống, dại dột đần độn thì chết.)

Vì chúc mừng Tiểu Ba, anh Lí đã cho mọi người ăn mừng một bữa ở quán karaoke mới mở của mình, cho hai cái ghế lô, rượu, nước ngọt và đồ ăn không giới hạn, miễn phí toàn bộ.

Những năm đó, "カ ラオケ" được truyền lưu từ Nhật Bản vào Trung Quốc, vừa mới phổ biến ở thành phố của chúng tôi, thế hệ của bố mẹ còn chưa biết đến cái gì gọi là karaoke, thì người trẻ tuổi đã coi nó là trò giải trí thời thượng, là thú tiêu khiển rất có mặt mũi. Quán karaoke của anh Lí không phải là hàng đầu, nhưng cũng là quán được trang hoàng tốt nhất. Ngày đó tập hợp tam giáo cửu lưu, Ô Tặc mời đám bạn của mình tới, cảm thấy được nở mày nở mặt, hơn nữa cô gái Yêu Nhiêu anh ấy điên cuồng theo đuổi cũng đến đây, anh ấy lại không biết phân rõ trời nam đất bắc gì cả, giữ cái microphone hò hét vỡ cổ họng, đã sớm quên nhân vật chính tối nay là ai.

(Tiểu Dương: Từ trong "..." có nghĩa là karaoke, tiếng Nhật. Yêu Nhiêu có nghĩa là xinh đẹp.)

Tam giáo cửu lưu : Ba giáo phái là Nho giáo, Phật giáo, Ðạo giáo và 9 học phái lớn thời Chiến quốc là : Nho gia, Ðạo gia, âm Dương gia, Phật gia, Danh gia và Mặc gia, Tung Hoành gia, Tạp gia, Nông gia. Từ này dùng chỉ đủ mọi hạng người trong xã hội.

Thời niên thiếu không thể quay lạiNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ