Thinh the thanh phong

2.8K 17 0
                                    

Bảo vệ: TTTP 01 - 10

Tiết tử

Cả đời này, Ngao Thịnh chỉ nhớ rõ hơi ấm bàn tay của hai người, một là của mẫu thân hắn, một là của Tương Thanh.

Lúc còn thơ ấu bị giam tại lãnh cung, Ngao Thịnh thấy bọn thái giám ăn điểm tâm, hắn rất đói, muốn đến xin một ít. Mẫu thân đã tát vào miệng hắn hai mươi cái, đến khi môi sưng máu chảy mới dừng lại, đoạn bà lại xoa đầu, nói với hắn rằng "Con là đấng bề trên, là một hoàng tử, tương lai phải làm hoàng đế, cho dù có chết đói thì cũng phải mặc kệ, không được phép lựa chọn." Ngao Thịnh nhớ rõ đôi tay của mẫu thân, đôi bàn tay này có thể khiến hắn đau đớn, đồng thời cũng có thể làm dịu đi cơn đau ấy.

Lớn lên, khi lao vào tranh giành ngôi vị hoàng đế, Ngao Thịnh trở nên tàn nhẫn độc ác, tất cả mọi người đều xem hắn như một tên sói lang. Hoàng đế muốn giết hắn, đại thần chống đối hắn, huynh đệ mưu hại hắn, hắn kiên cường chống đỡ, bởi vì hắn vẫn mãi khắc ghi lời dạy của mẫu thân: hắn là hoàng tử, chỉ có thể hoặc trở thành hoàng đế, hoặc thí mạng. Trong giấc ngủ hằng đêm, hắn mang theo cơn phẫn nộ cùng lệ khí đi vào ác mộng, đầu đau như muốn nổ tung, thì người kia đã dùng đôi tay mềm mại ấy xoa đầu hắn, khiến hắn nhớ đến mẫu thân. Ngao Thịnh nhớ rõ đôi bàn tay đó, khắc sâu vào tâm khảm hình bóng con người kia. Tương Thanh. Hai bàn tay ấy đã giúp hắn leo lên vương vị, nhưng đồng thời, ngoài ngôi cửu ngũ chí tôn, cũng đã mang đi tất cả.

Tương Thanh ra đi, mai danh ẩn tích.

Ngao Thịnh đăng cơ, sửa quốc hiệu thành Thịnh Thanh.

Các đại thần tấu rằng: "Thế là không hợp lễ pháp."

Ngao Thịnh buông lời: "Lôi ra ngoài, GIẾT."

01 | xa nơi đại mạc

Năm thứ hai Thịnh Thanh, tại biên ngoại, khi trời vừa chớm thu.

.

.

Trên đường, những chiếc xe nặng nề phát ra từng tiếng kẽo kẹt, đi kèm với dàn chuông nhạc leng keng được treo lủng lẳng quanh thân đội đà mã. Một thương đội đi từ xa xa tới, ra khỏi Thiện Thiện phủ (một huyện thuộc tỉnh Tân Cương TQ), băng qua con sông nhỏ, thẳng hướng đến duyên thành đại mạc.

Ra vào đại mạc, mọi người thường đeo chuông cho gia súc như một chủ ý. Ngựa và la đeo chuông đồng vì đi đường rất khá, cái đầu lại cứ hay lúc lắc khiến chuông luôn ngân vang những chuỗi âm thanh thoát. Trên những chặng đường dài xa xôi thăm thẳm, âm thanh trong trẻo kia có thể làm vui lòng người lữ khách.

Lạc đà thì mang chuông sứ, bởi đặc điểm của chuông sứ là tiếng vang nhỏ, vừa ngắt quãng vừa âm trầm. Tuy khó có thể tạo nên nhịp điệu bài bản nào, nhưng lại hay ở chỗ thâm thúy, sâu lắng. Đường xa gió bụi, ngẫu nhiên rung tiếng y nhiên xua tan cảnh quạnh hiu.

Mặc khác, trâu bò cũng được đeo huân sứ kiểu hình hồ lô sáng màu, dây đeo được xỏ qua lỗ nhỏ phía trên đỉnh. Huân vốn là một loại nhạc khí, chính cái lỗ nhỏ nằm ở trên đỉnh đã tạo âm thanh. Khi ở gần nghe như tiếng gió thoảng, lúc xa rồi lại như tiếng nhạc véo von.

Thịnh thế thanh phongWhere stories live. Discover now