Câu 1:
_ Vật chất là 1 phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh, và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác.
_ Định nghĩa về vật chất của V.I.Lênin cho thấy:
- Cần phân biệt khái niệm “vật chất” với tư cách là phạm trù triết học với khái niệm “vật chất được sử dụng trong khoa học chuyên nghành
- Thuộc tính cơ bản nhất, phổ biến nhất của mội dạng vật chaatslaf thuộc tính tồn tại khách quan, tức tồn tại ngoài ý thức, độc lập, không phụ thuộc vào ý thức con người, cho dù con người có hay không nhận thức được nó.
- Vật chất, dưới những dạng cụ thể của nó là cái có thể gây nên cảm giác của con người khi nó trực tiếp hay gián tiếp tác động đến giác quan con người; ý thức của con người là sự hản ánh đối với vật chất; vật chất là cái được ý thức phản ánh.
_Ý nghĩa pháp luận:
- Bằng việc tìm ra thuộc tính cơ bản nhất, phổ biến nhất của vật chất là thuộc tính tòn tại khách quan, V.I.Lênin đã phân biệt sự khác nhau cơ bản giữa khái niệm vật chất với tư cách là phạm trù triết học với khái niệm vật chất với tư cách là phạm trù của các khoa học chuyên nghành, ừ đó khắc phục được hạn chế trong quan niệm về vật chất của chủ nghĩa duy vật cũ; cung cấp căn cứ nhận thức khoa học để xác định những gì thuộc về vật chất; tạo lập cơ sở lý luận cho việc xây dựng quan điểm duy vật lịch sử, khắc phục được những hạn chế duy tâm trong quan niệm về xã hội
- Khi khẳng định vật chất là :thực tại khách quan”, “dược đem lại cho con người trong cảm giác” và “được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh”, V.I.Lênin không những đã khẳng định tính thứ nhất của vật chất, tính thư shai của ý thức theo quan điểm duy vật mà còn khẳng định khả năng con người có thể nhận thức được thực tại khách quan thông qua sự “chép lại, chụp lại, phản ánh” của con người đối với thực tại khách quan.