Câu 6
_ Thực tiễn là toàn bộ hoạt động vất chất có mục đích mang tính lịch sử, xh của con người nhằm cải tiến tự nhiên và xã hội.
Khác với hoạt động khác, hoạt động thực tiễn là laoij hoạt động mà con người sử dụng những công cụ vật chất tác động vào những đối tượng vật chất nhất định, làm biến đồi chúng theo mục đích của mình. Đó là những hoạt động đặc trưng và bản chất của con người. Nó đc thực hiện 1 cách tất yếu khách quan và không ngừng pt bởi con người qua các thời kì lịch sử.Chính vì vậy hoạt động thực tiễn bao giờ cũng là hoạt động vật chất mang tính chất sáng tạo và có tính mục đích, tính lịch sử, xh.
_ Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức:
- Thực tiễn đóng vai trò là cơ sở, động lực, mục đích của nhận thức và là tiêu chuẩn của chân lý, kiểm tra tính chân lý của qt nhận thức.
- Sở dĩ như vậy vì thực tiễn là điểm xuất phát trực tiếp của nhận thức. Nó đề ra nhu cầu, nhiệm vụ, cách thức, khuynh hướng vận động và pt của nhận thức. Chính con người có nhu cầu tất yếu khách quan là phải giải thích tg và cải tạo tg nên con người tất yếu phải tác động vào sv, ht bằng hoạt động thực tiễn của mình. Sự tác động đó làm cho sv, ht bộc lộ những thuộc tính, những mối liên hệ và quan hệ khác nhau giữa chúng, đem lại những tài liệu cho nhận thức, giúp nhận thức nắm bắt đc bản chất, các quy luật vận động và pt của tg. Trên cơ sở đó hình thành nên các lý thuyết khoa học.
- Thực tiễn là cơ sở, động lực và mục đích của nhận thức còn là vì: nhờ có hđ thực tiễn mà các gđ của con người ngày càng hoàn thiện, năng lực tư duy logic ngày càng củng cố và pt, các phương tiện nhận thuwcsngayf càng hiện đại, có tác dụng “ nối dài” các giác quan của con người trong việc nhận thức tg.
- Thực tiễn còn đóng vai trò là tiêu chuẩn của chân lý, ktra tính chân lý của qt nhận thức. Điếu này có nghĩa thực tiễn là thước đo giá trị của những tri thức đã đạt đc trong nhận thức. Đồng thời, thực tiến không ngừng bổ sung, điều chỉnh, sửa chữa, pt, hoàn thiện nhận thức.
Như vậy, thực tiễn chẳng những là điểm xuất phát của nhận thức, là yếu tố đóng vai trò quyết định đối vs sự hình thành và pt của nhận thức mà còn là nơi nhận thức phải luôn luôn hướng tới để nghiệm tính đúng đắn của mình. Nhấn mạnh vai trò đó, V.I.Lênin đã cho rằng: “ quan điểm vầ dời sống, về thực tiễn phải là quan điểm thống nhất và cơ bản của lý luận về nhận thức.
ð Vai trò của thực tiễn đối vs nhận thức đòi hỏi chúng ta phải luôn quàn triệt quan điểm thực tiễn. Qua điểm này yêu cầu việc nhận thức phải xuất phát từ thực tiễn, đựa trên cơ sở thực tiễn, đi sâu vào thực tiễn, phải coi trọng công tác tổng kết thực tiễn. Nếu xa rời thực tiễn sẽ dần đến sai lầm duy ý trí, máy móc, quan liêu… phải luôn liên hệ thực tiễn học đi đôi vs hành. Ngươc lại, nếu tuyệt đối hóa vai trò thực tiễn sẽ rơi vào chủ nghĩa thực dụng và kinh nghiệm chủ nghĩa.
Như vậy, nguyên tắc thống nhất giữa thực tiễn và lý luận phải là nguyên tắc cơ bản trong hoạt động thực tiễn, hđ lý luận. Ngược lại, thực tiễn k có lý luận khoa học, cách mạng soi sáng thì nhất định sẽ biến thành thực tiễn mà quáng.