Câu 20. Phân tích quan điểm của HCM về vai trò của con người và chiến lược trồng người? Ý nghĩa của quan điểm này trong việc xây dựng con người VN mới ở nước ta hiện nay?
a) Quan điểm của Hồ Chí Minh về vai trò của con người
- Con người là mục tiêu giải phóng của sự nghiệp cách mạng
Mục tiêu của cách mạng là giải phóng con người, mang lại tự do, hạnh phúc cho con người; nhưng sự nghiệp giải phóng là do chính con người thực hiện. Với tư cách là mục tiêu của cách mạng, mọi chủ trương đường lối, chính sách của Đảng phải vì dân, vì lợi ích của dân. Bao nhiêu lợi ích cũng vì dân. Dân trước hết là giai cấp công nhân, liên minh với nông dân, trí thức cũng là một tầng lớp cần coi trọng.
- Con người là động lực của cách mạng
Với tư cách là động lực của cách mạng, cần phải tổ chức và thức tỉnh hàng chục triệu nông dân, phải thức tỉnh và tổ chức toàn thể giai cấp công nhân. Có như vậy mới tạo ra sức mạnh to lớn để có thể làm cách mạng thành công. Họ phải có trí tuệ, bản lĩnh, văn hoá, đạo đức, được nuôi dưỡng trên nền truyền thống lịch sử và văn hoá hàng ngàn năm của dân tộc. Lịch sử đã chứng minh, quần chúng nhân dân là lực lượng sáng tạo cơ bản, có dân là có tất cả. Xuất phát từ sự đánh giá đúng con người và hiểu biết con người, con người là động lực chỉ có thể thực hiện được khi hoạt động có tổ chức, có lãnh đạo. Đảng cách mạng lấy chủ nghĩa Mác-Lênin làm nền tảng tư tưởng, qua phong trào cách mạng của quần chúng, Đảng sẽ nhân sức mạnh của con người lên gấp bội lần.
b) Quan điểm của Hồ Chí Minh về chiến lược trồng người
Hồ Chí Minh có quan điểm coi con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực. Con người có ý nghĩa chiến lược của sự nghiệp cách mạng ở Việt Nam.
Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết cần có con người xã hội chủ nghĩa. Con người có hai mặt gắn bó nhau: một là, kế thừa giá trị tốt đẹp của con người truyền thống, hai là, hình thành những phẩm chất mới như: tư tưởng xã hội chủ nghĩa, đạo đức cách mạng, có trí tuệ, bản lĩnh để làm chủ, có lòng nhân ái, vị tha, độ lượng.
Hồ Chí Minh quan niệm: Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người. Con người trong thời đại mới phải có học thức, chiếm lĩnh đỉnh cao của khoa học kỹ thuật. Vì vậy chủ nghĩa xã hội mới đủ tiềm lực vật chất để chiến thắng chủ nghĩa tư bản, mới làm cách mạng thắng lợi.
Xây dựng con người mới phải toàn diện: có mục đích và lối sống cao đẹp, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có chính kiến. Xây dựng con người có ý thức làm chủ, tự lực, tự cường, gắn quyền lợi và nghĩa vụ. Luôn phấn đấu cho độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Con người có niềm tin và lạc quan cách mạng. Con người có trí tuệ, trình độ học vấn cao, ngày càng tiến bộ. Con người có sức khoẻ. Con người có lòng khoan dung, độ lượng. Để trồng người, xây dựng con người vừa có cá tính vừa có thể phát triển mọi mặt phải có nhiều biện pháp. Theo Hồ Chí Minh, giáo dục là biện pháp quan trọng nhất. Cần hiểu mối quan hệ giữa tính người và giáo dục.
Tính người vốn thiện và ác, và đây là phạm trù được Nho giáo quan tâm. Hồ Chí Minh cho rằng tính người do giáo dục và nó gắn liền với hoạt động thực tiễn của con người.
“Ngủ thì ai cũng như lương thiện,
Tỉnh dậy phân ra kẻ giữ, hiền.
Hiền, dữ đâu phải là tính sẵn,
Phần nhiều do giáo dục mà nên.”
Óc của trẻ trong sạch như tấm lụa trắng. Nhuộm xanh thì nó sẽ xanh. Nhuộm đỏ thì nó sẽ đỏ. Vì vậy sự học tập ở trong trường có ảnh hưởng rất lớn cho tương lai của thanh niên. Nghị quyết Trung ương II,
khoá VIII (1996) có nêu định hướng chiến lược phát triển giáo dục và đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và nhiệm vụ đến năm 2000 và 2020. Cần phải đưa nghị quyết đi vào cuộc sống.
Nội dung và phương pháp giáo dục phải toàn diện, cả đức, thể, trí, mỹ, phải đặt đạo đức, lý tưởng và tình cảm cách mạng, lối sống xã hội chủ nghĩa lên hàng đầu. Đức và tài thống nhất nhau, trong đó đức là gốc, là nền tảng phát triển, Học để làm người.
Hồ Chí Minh coi trọng việc nâng cao dân trí cho toàn dân tộc. Người hướng mọi hoạt động văn hoá, giáo dục, tư tưởng vào việc rèn luyện dân tộc ta thành dân tộc cách mạng và văn minh. Hồ Chí Minh nêu khẩu hiệu : Diệt giặc đói, diệt giặc dốt. Bác đi đầu trong việc khai dân trí. Mở các lớp xoá mù chữ, các lớp bình dân học vụ. Người nói: “một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”./.
Ý nghĩa của quan điểm này trong việc xây dựng con người Việt Nam mới ở nước ta hiện nay:
Về lý luận: có nội dung sâu sắc và mới mẻ, có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự nghiệp GD, ĐT con người Việt Nam. Trên cơ sở quan triệt quan điểm GD đạo lý để làm người, coi con người là vốn quý nhất, chăm lo hạnh phúc của con người là mục tiêu phấn đấu cao nhất của chế độ ta, con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự nghiệp cách mạng XHCN. Đảng ta xác định GD và ĐT là quốc sách hàng đầu.
Về thực tiễn: sự phát triển con người đã trở thành tiêu chí ngày càng quan trọng trong việc xếp hạng các nước trên thế giới. Dưới ánh sáng của tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng ta nhấn mạnh việc chăm lo cho hạnh phúc của con người là mục tiêu phấn đấu cao nhất của chế độ ta.
Tư tưởng về văn hóa, đạo đức và xây dựng con người mới là một bộ phận rất quan trọng trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh. Nghiên cứu và học tập theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh không chỉ đơn thuần là vấn đề nhận thức, mà còn là trách nhiệm chính trị của các dân tộc, nhằm xây dựng Việt Nam thành một quốc gia văn minh trong thời kỳ hội nhập quốc tế.
Câu 12. Trình bày quan điểm của Hồ Chí Minh về sự thống nhất giữa bản chất giai cấp công nhân với tính nhân dân và tính dân tộc của Nhà nước? Để xây dựng Nhà nước ngang tầm với nhiệm vụ của giai đoạn cách mạng hiện nay chúng ta phải làm gì?
* Quan điểm
: Chủ nghĩa Mac- Lênin khẳng định bản chất giai cấp của nhà nước. Sự xuất hiện của nhà nước là một tất yếu kinh tế - chính trị.
Nhà nước ra đời khi xã hội có sự phân chia giai cấp do mâu thuẫn không thể điều hoà được giữa các giai cấp đối kháng thì nhà nước xuất hiện. Nhà nước luôn mang bản chất của giai cấp nhât định, không có nhà nước siêu giai cấp.
Thấm nhuần quan điểm của chủ nghĩa Mac - Lênin, trong khi nhấn mạnh tới tính chất dân chủ nhân dân của nước ta, HCM cũng luôn khẳng định dứt khoát bản chất giai cấp công nhân của nhà nước ta, điều đó được thể hiện trước hết ở chỗ: Nhà nước ta do ĐCS, Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo. Người khẳng định: ; Nhà nước ta là nhà nước dân chủ nhân dân dựa trên nền tảng liên minh công nông, do giai cấp công nhân lãnh đạo ;. Nhà nước ta được tổ chức hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ. HCM nhấn mạnh: ; Nhà nước ta phát huy dân chủ đến cao độ... Có phát huy dân chủ đến cao độ thì mới động viên được tất cả lực lượng của nhân dân đưa CM tiến lên. Đồng thời phải tập trung đến cao độ hệ thống lãnh đạo nhân dân xây dựng Chủ nghĩa xã hội ;.
Trong mqh với dân chủ, Người cũng không ngại nói đến chuyên chính: ; chế độ nào cũng có chuyên chính. Vấn đề là ai chuyên chính với ai? ... Dân chủ là của quý báu nhất của nhân dân, chuyên chính là cái khoá, cái cửa để đề phòng kẻ phá hoại... Thế thì dân chủ cũng cần phải có chuyên chính để giữ gìn lấy dân chủ ;.
Khẳng định bản chất giai cấp công nhân của nhà nước, HCM cũng đồng thời khẳng định sự thống nhất giữa bản chất giai cấp công nhân với tính nhân dân và tính dân tộc của nhà nước. Nhà nước ta ra đời là kết quả của cuộc đấu tranh lâu dài gian khổ của bao thế hệ những người yêu nước.
Nhà nước dân chủ nhân dân của ta là một nhà nước thống nhất của khối đại đoàn kết dân tộc. Cơ sở của nhà nước không bó hẹp trong phạm vi một giai cấp, tầng lớp mà nó mang tính quảng đại quần chúng, được sự ủng hộ của mọi giai cấp tầng lớp trong xã hội. Sự thống nhất giữa bản chất giai cấp công nhân với tinh thần nhân dân và tính dân tộc còn biểu hiện ở chỗmục đích hoạt động của nhà nước là đem lại lợi ích cho đại bộ phận nhân dân, nó bảo vệ lợi ích của nhân dân, lấy lợi ích của dân tộc làm nền tảng. Chính phủ do HCM đứng đầu luôn là chính phủ của khối đại đoàn kết dân tộc.
Nhà nước ta quản lý đất nước bằng pháp luật. Pháp luật đó không chỉ đại diện cho ý chí nguyện vọng của giai cấp công nhân mà còn đại diện cho ý chí nguyện vọng của quảng đại quần chúng.
Như vậy, tư tưởng HCM là sự thống nhất giữa dân tộc và giai cấp, giữa chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa đế quốc, giữa độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Điều đó cũng được thể hiện rõ trong tư tưởng của Người về một nhà nước kiểu mới.
* Để xây dựng nhà nước ngang tầm nhiệm vụ của giai đoạn CM hiện nay theo tư tưởng HCM chúng ta cần phải:
- Tư tưởng HCM về nhà nước là cơ sở lý luận để xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa VN qua các thời kỳ CM. Ngày nay, tư tưởng đó vẫn tiếp tục rọi sáng con đường xây dựng hoàn thiệnnhà nước pháp quyền xã hôi chủ nghĩa, phục vụ sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
- Đẩy mạnh cải cách tổ chức và hoạt động của nhà nước, phát huy dân chủ, tăng cường pháp chế XHCN
- Bảo đảm thật sự tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân
- Kiên quyết đấu tranh chống các tệ quan liêu tham nhũng lãng phí, sắp ếp lại đội ngũ cán bộ công chức theo đúng chức danh, tiêu chuẩn, cải cách thủ tục hành chính, ban hành và hoàn thiện chế độ công vụ. Đề cao trách nhiệm giải quyết khiếu nại của nhân dân