Chương 3: Giao tiếp phi ngôn ngữ.

1.4K 6 0
                                    

1. Khái niệm.

- Giao tiếp phi ngôn từ là toàn bộ các bộ phận kiến tạo nên giao tiếp không thuộc mã ngôn từ.

- Nó bao gồm các yếu tố cận ngôn ( tốc độ, cường độ, ngữ lưu,... )

- Các yếu tố ngoại ngôn ( ngôn ngữ cơ thể, ngôn ngữ vật thể, ngôn ngữ môi trường )

2. Tầm quan trọng của giao tiếp phi ngôn từ.

- Có khoảng trên một triệu bản mã và tín hiệu liên quan đến ngôn ngữ cơ thể.

- Người ta dễ dàng ghi nhớ cái người ta nhìn thấy hơn là cái người ta nghe thấy.

- Giao tiếp phi ngôn từ xuất hiện nhiều hơn giao tiếp ngôn từ.

-  Người ta có thể lừa dối bằng giao tiếp ngôn từ nhưng khó có thể lừa dối bằng giao tiếp phi ngôn từ.

- Giao tiếp phi ngôn từ là một cách để những người không có khả năng nói giao tiếp với thế giới xung quanh.

3. Đặc điểm của giao tiếp phi ngôn từ.

- Luôn tồn tại.

- Mang tính liên tục và không kiểm soát được.

- Mang tính đa kênh.

- Có giá trị thông tin giao tiếp cao.

- Nhiều biểu hiện phi ngôn từ có thể được nhận diện và tiếp nhận như nhau trong nhiều cộng đồng ngôn ngữ - văn hóa khác nhau.

- Nhiều biểu hiện phi ngôn từ giống nhau nhưng lại được diễn giải khác nhau trong cộng đồng ngôn ngữ - văn hóa khác nhau.

4. Các chức năng của giao tiếp phi ngôn từ.

- Bổ sung, làm rõ ý nghĩa và sắc thái cho ngôn từ.

- Điều tiết chuỗi giao tiếp cho ngôn từ.

- Thay thế cho ngôn từ.

5. Các hình thái biểu hiện của giao tiếp phi ngôn từ.

- Nét mặt.

- Cử chỉ, dáng điệu.

- Trang phục.

- Trang sức.

- Ánh mắt.

- Nụ cười.

- Trang điểm.

- Mùi.

- Khoảng cách.

-....

Kỹ Năng Giao TiếpNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ