Chương 2: Ngôn ngữ và văn hóa giao tiếp.

2.2K 9 0
                                    

1. Các khái niệm.

1.1. Văn hóa.

- Nghĩa rộng: Văn hóa là một thể phức hợp bao gồm cả các sản phẩm vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra.

- Nhìn dưới góc độ giao tiếp: Văn hóa là hành vi ứng xử của con người trong cộng đồng.

1.2. Ngôn ngữ.

- Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu đặc biệt và quan trọng bậc nhất của loài người, là phương tiện tư duy và công cụ giao tiếp trong xã hội.

- Ngôn ngữ bao gồm ngôn nói và ngôn ngữ viết. Trong thời đại hiện nay, nó là công cụ quan trọng nhất của sự trao đổi văn hóa giữa các dân tộc.

2. Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa.

2.1. Những biểu hiện của mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa.

- Ngôn ngữ lưu giữ, bảo tồn, phát triển văn hóa

- văn hóa phản chiếu ngôn ngữ.

2.2. Văn hóa giao tiếp của người Viêt.

- văn hóa giao tiếp bao gồm hai phạm trù: phạm trù có tính nhân loại và phạm trù có tính dân tộc.

- Trong đó, ngôn ngữ vừa là yếu tố cấu thành, vừa có vai trò là động lực tạo ra sự hình thành và phát triển của văn hóa giao tiếp.

2.3. Những đặc trưng cơ bản của tính cách văn hóa người Việt Nam.

- Tính cộng đồng.

- Tính nhân văn.

- Tính ưa hài hòa.

- Tính âm.

- Tính linh hoạt.

........

3. Giao tiếp bằng ngôn ngữ.

3.1. Tầm quan trọng của giao tiếp bằng ngôn ngữ.

- Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp số một của con người nó có thể là sức mạnh vô hình mà rất hữu hình.

- Khi sử dụng ngôn ngữ người ta không chỉ thuần túy truyền tải thông tin mà còn nhằm tác động vào đối tượng, chinh phục đối tượng mà còn nhằm thể hiện sự đánh giá tình cảm của mình cho nên có thể nói ngôn ngữ có sức mạnh diệu kỳ.

3.2. Những hình thức tạo nên hiệu quả trong giao tiếp bằng ngôn ngữ.

- Phát âm: chuẩn, rõ ràng từng câu từng chữ, nếu phát âm ngọng sẽ rất bất lợi cho người giao tiếp, đôi khi bị người đối thoại đánh giá nhầm về năng lực trí tuệ của mình. Phát âm là thiên phú tuy nhiên cũng có thể rèn luyện.

- Âm điệu: vừa phải , dễ nghe, không cao giọng quá hoặc không nói nhỏ quá, cần thay đổi ngữ điệu, âm điệu cho linh hoạt. Muốn thế phải chú ý những đặc điểm sau:

+ Căn cứ vào không gian giao tiếp, số lượng người nghe.

+ Nội dung câu chuyện.

+ Cảm xúc của người nghe để điều tiết cho hợp lý.

3.3. Một số yêu cầu trong giao tiếp bằng ngôn ngữ.

- Ngắn gọn lành mạnh.

- Nắm bắt được tâm lý.

 - Chọn ngôn từ phù hợp.

- Phù hợp với cảnh huống cụ thể.

3.4. Những điều cần tránh.

- Tránh nói nửa vời, cướp lời.

- Sai chủ đề.

- Thao thao bất tuyệt.

- Tự kiêu, thì thầm.

Kỹ Năng Giao TiếpNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ