CHƯƠNG 1: KHÁI NIỆM GIAO TIẾP

4.2K 20 1
                                    

1. Giao tiếp là gì?

- Là nhu cầu tất yếu của con người

- Giao tiếp là một quá trình thiết lập mối quan hệ hai chiều giữa một người với một người hoặc với nhiều người xung quanh, liên quan đến sự truyền đạt thông điệp và đáp ứng với sự truyền đạt ấy.

- Qua giao tiếp con người thể hiện được bản thân.

1.2. Các thành phần của giao tiếp.

1.2.1. Người gửi thông điệp.

- phát ra thông điệp ( có lời hoặc không có lời ).

- Để giao tiếp có hiệu quả người gửi thông điệp cần lưu ý:

+ Tạo ấn tượng và sự tin tưởng.

+ Nắm được tâm lý, sở thích, đặc điểm của đối tượng giao tiếp.

+ Chọn cách diễn đạt cho hợp lý.

1.2.2. Thông điệp.

- Là nội dung cần chuyển tải.

- Thông điệp gửi đi có sự tham gia của yếu tố trí tuệ và tình cảm.

- Có những thông điệp đơn thuần mang tính thông tin, có những thông điệp đan xen cảm xúc (mong nhớ, yêu thương, căm giận,...) của đối tượng tham gia giao tiếp.

- Những thông báo giữa con người với con người thường có cảm xúc.

1.2.3. Kênh truyền thông điệp.

- Chọn hình thức giao tiếp nào thì sẽ sử dụng kênh truyền thông điệp cho phù hợp.

- Những hình thức khác: phi ngôn ngữ.

+ Trực tiếp: gặp mặt, nói,...

+ Gián tiếp: thư, mail,...

1.2.4. Người nhận thông điệp.

- Là người giải mã thông tin và phản ứng trở lại với người gửi thông điệp.

- Nếu người nhận không hiểu => giao tiếp không thành công.

- Phản hồi phải đáp ứng yêu cầu:

+ Nó thực sự là sự đáp lại đối với người gửi thông điệp.

+ Nó thực sự tạo ra ảnh hưởng đối với hành vi tiếp sau của người gửi thông điệp ban đầu.

1.2.5. Bối cảnh.

- Là tình huống thông điệp được truyền đi.

- Nó gồm địa điểm giao tiếp, thời gian giao tiếp...

- Nó có thể là yếu tố môi trường xung quanh hay rộng lớn hơn là nền văn hóa.

1.3. Các yếu tố của giao tiếp.

1.3.1. Giao tiếp ngôn từ.

- Các đơn vị từ vựng (là yếu tố quan trọng hàng đầu của cuộc giao tiếp)

- Các quy tắc ngữ pháp.

- Các quy tắc ngữ âm.

- Các quy tắc sử dụng ngôn ngữ và kỹ năng tương tác.

1.3.2. Các yếu tố giao tiếp phi ngôn từ.

- Ngôn ngữ thân thể : ánh mắt, khuôn mặt, cử chỉ, tư thế,...

- Ngôn ngữ vật thể: trang phục, đồ trang sức, phụ kiện, mùi nhân tạo,...

- Ngôn ngữ môi trường: địa điểm , khoảng cách thời gian, hệ thống ánh sáng, màu sắc, nhiệt độ, độ ẩm,...

1.4. Cấp độ giao tiếp.

Xã giao -> nói chuyện phiếm -> trao đổi cảm nghĩ -> trao đổi thân tình

- Tùy từng đối tượng mà chọn cấp độ xã giao cho phù hợp.

1.5. Các thành tố của giao tiếp.

- Các thông số của chủ thể giao tiếp và đối thể giao tiếp. ( ví dụ như độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp,...)

- Quan hệ giữa các đối thể giao tiếp.

- Quyền lực của chẻ thể giao tiếp đối với đối thể giao tiếp.

- Trạng thái tâm lý của các đối tác khi giao tiếp.

- Khí chất của các đối tác khi tham gia giao tiếp: nóng nảy, vui tính, hiền, lành,...

- Tình cảm của đối tác giao tiếp.

- Mục đích giao tiếp

- Khung cảnh giao tiếp.

- Thời gian dành cho giao tiếp.

1.6. Các cách thức giao tiếp.

- Giao tiếp nội nhân => Giao tiếp liên nhân => Giao tiếp nhóm => Giao tiếp công chúng.

Kỹ Năng Giao TiếpNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ