Theodore John Kaczynski

188 2 0
                                    

Bom thư không phải là chuyện lạ nhưng thủ phạm thực hiện trót lọt hàng chục vụ án trong suốt 20 năm trời thực sự là thử thách với FBI. Thủ phạm được coi là một trong những mục tiêu săn đuổi “tốn kém” nhất trong lịch sử của FBI.

Bom thư lần đầu tiên được gửi vào ngày 25/05/1978, một gói bưu kiện bọc cẩn thận được đặt trên hành lang khu nghiên cứu kỹ thuật của trường đại học Chicago. Bên ngoài là giấy màu đỏ trắng, con tem màu xanh tưởng nhớ đến nhà soạn kịch thiên tài Eugene O"Neill, địa chỉ người nhận là giáo sư E.J. Smith của Học viện Bách khoa Rensselaer, New York. Do bưu kiện không chuyển được tận tay người nhận nên đã hoàn trả lại cho người gửi, giáo sư Buckley Crist của đại học Northwestern, gần với Evanston Illinois. 

Nghi ngờ một gói thư mình chưa bao giờ gửi đi mà nhận trả lại, Christ báo cảnh sát Terry Marker. Trước khi mở ra họ còn đùa với nhau “Có thể là một quả bom”, thật không may câu nói đùa vu vơ trở thành sự thật. Khi mở ra, nó phát nổ, rất may viên cảnh sát bị thương nhẹ và trở thành nạn nhân đầu tiên của “Sát thủ bom thư”. Theo nghiên cứu của tổ chức ATF, quả bom được chế tạo một cách nghiêp dư, một số thành phần được thay thế bằng những đồ dễ kiếm.

Vào 09/05/1979, John G. Harris, một sinh viên có bằng thiết kế xây dựng, quyết định kiểm tra một chiếc hộp có hình chóp nhọn, dùng để đựng đồ dùng cá nhân, “bị” bỏ rơi ở trong phòng 2424 của trường đại học Northwestern mấy ngày. Chiếc hộp được làm bằng gỗ và buộc chặt với một cuộn băng. Khi nắp vừa được mở ra, bỗng một tiếng nổ chát chúa vang lên, rất may John chỉ bị một vết cắt do mảnh gỗ gây ra và bỏng nhẹ. Theo như nhận định của chuyên gia, quả bom này được chế tạo với mục đích gây hoảng sợ với những tiếng nổ to chứ không có tính sát thương và người tạo ra nó đã áp dụng một cơ chế hiệu quả, tinh vi hơn lần trước, có thể nói là đã “lên tay”.

Trên chiếc máy bay mang mã số 444 của hãng hàng không American Airlines hành trình từ Chicago tới Washington D.C, hành khách bỗng nghe thấy một tiếng “huỵch” từ khoang hành lý. Cùng lúc đó, một tiếng nổ vang lên khiến những người có mặt hoảng hốt. Hành khách cùng các phi hành đoàn tháo chạy theo lối thoát hiểm và 12 người được đưa vào bệnh viện. Theo điều tra, nguyên nhân gây ra vụ nổ do một quả bom tự tạo, cũng được đặt trong một hộp gỗ. 

Cơ quan có chức năng cho rằng đây là vụ tấn công nhằm vào hãng hàng không American Arilines. Ngay lập tức, hai cơ quan, đối thủ trong việc kinh doanh, bị dính líu vào vụ việc. Bởi vì quả bom được chuyển bằng thư, cơ quan điều tra cũng cho dịch vụ bưu điện Mỹ vào diện tình nghi. Vụ án mang tầm quốc gia nên các nhân viên FBI với bề dày kinh nghiệm được chỉ định tham gia vào vụ án.

Việc điều tra gặp rất nhiều khó khăn, mỗi điều tra viên theo đuổi những ý nghĩ của riêng mình và chắc chắn thông tin thu thập được không phải lúc nào cũng trao đổi ngay lập tức. Vấn đề lãnh thổ cũng là một trong những trở ngại nhất, mỗi nhóm đều muốn có đầy đủ thông tin về các tội phạm, trong thời gian này, hơn 5.000 các nghi phạm được thêm vào diện đáng ngờ.

Năm 1996, vở kịch có tên “Sát thủ bom thư: Một câu chuyện có thật” được dựng lên và biểu diễn. Một người đàn ông mất 11 năm để tìm kiếm về “Sát thủ bom thư”, đó là cựu chiến binh Tony Muljat và ông cho rằng mối liên hệ của tên tội phạm nguy hiểm với chiếc hộp gỗ đó chính là dấu hiệu của hắn, như một loại chữ ký, không thể nhầm lẫn với ai được. Mỗi quả bom thư được gửi đi đều có khắc 2 chữ FC. Muljay cũng cho rằng những quả bom có cơ chế hoạt động khá hiệu quả, đúng theo suy nghĩ của chủ nhân. 

Tư Liệu Sát Nhân Hàng LoạtNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ