Mở Đầu

497 6 0
                                    


TÁC PHẨM

Tên sách là dựa vào Kinh Thánh, đặc biệt là Genesis 4:16

Phía đông vườn địa đàng là câu truyện của những người Mỹ, khoảng những năm từ nửa cuối thế kỉ trước đến chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Tác giả cho nó diễn ra ở chính quê hương mình. Tiểu thuyết được xuất bản năm 1952. Có thể là nhà văn đã thai nghén nó trong thời kì chiến tranh thế giới lần thứ hai. Phải chăng cuộc "người tàn sát người" khủng khiếp ấy đã làm cho Steinbeck băn khoăn về ý nghĩa cuộc sống, về bản chất của con người và cố tìm ra lời đáp. Phía đông vườn Địa đàng, đây là cuốn truyện về con người. Nhận vật trung tâm mang cái tên Adam, con người đầu tiên của nhân loại. Với nó nhà văn muốn đặt cơ sở cho một chủ nghĩa nhân đạo hữu hiệu. Steinbeck khẳng định niềm tin vào con người, vào cuộc sống, nhưng không phải một niềm tin lý tưởng hóa. Niềm tin ấy phải là cái cây đứng chắc, bắt rễ sâu vào miếng đất thực tế có cả đất màu mỡ lẫn sỏi đá, biết tránh sỏi đá, hút màu mỡ mà sinh trái ngọt.

Trong phong trào đổi mới của ta hiện nayPhía đông vườn Địa đàng là cuốn sách nên đọc.

Tuy xuất bản rất nhiều tác phẩm từ xã hội đến hoạt kê qua tình cảm, John Steinbeck tuyên bố rằng "Phía đông vườn Địa đàng", là tác phẩm quan trọng nhất của ông. Quan điểm đó cũng được nhiều nhà phê bình đồng ý. Sau ngày xuất bản "East of Eden" cho đến khi ông được trao tặng giải Nobel về Văn Chương năm 1962, không có tác phẩm nào quan trọng hơn tác phẩm này.

"East of Eden" sau khi xuất bản, đã được đạo diễn kiêm văn sĩ Elia Kazan quay thành phim và do James Dean, nam tài tử lừng danh quốc tế đóng vai chính cùng nữ tài tử Pier Angeli, mối thất vọng lớn của James Dean, khiến anh phóng xe đua hết tốc lực đến ngộ nạn tử thương; gây thương tiếc cho giới trẻ mộ điệu một dạo.

Ở Mỹ, "East of Eden", đã được tái bản gần bốn mươi lần và đã được dịch ra nhiều thứ tiếng nước ngoài.

TÁC GIẢ

John Ernst Steinbeck, Jr. (1902 - 1968) là một tiểu thuyết gia người Mỹ được biết đến như là ngòi bút đã miêu tả sự đấu tranh không ngừng nghỉ của những người phải bám trên mảnh đất của mình để sinh tồn.

Tác phẩm đầu tiên gây tiếng vang của John Steinbeck là cuốn Of Mice and Men (1937), dựng nên một câu chuyện bi thảm về hai nông dân ít học thức hằng mong mỏi một mảnh đất cho riêng mình để canh tác.

Tác phẩm được đánh giá cao nhất là The Grapes of Wrath (1939; đoạt giải Pulitzer năm 1940), dựng nên câu chuyện của gia đình Joad, bị nghèo khó ở vùng hoang hóa Dust Bowl của tiểu bang Oklahoma, phải chuyển đến California trong giai đoạn khủng hoảng kinh tế của thập niên 1930. Quyển tiểu thuyết gây nhiều tranh cãi, được xem không những là truyện hư cấu nhưng có tính hiện thực mà còn là lời phản kháng xã hội đầy cảm động, đã trở nên một tác phẩm kinh điển trong nền văn học Mỹ.

Là một trong những "tượng đài" văn học từ thập kỷ 1930, Steinbeck lấy chủ đề trung tâm là phẩm giá trầm lặng của những người cùng khổ, những người bị áp bức. Dù những nhân vật của ông thường bị vây bọc trong thế giới thiếu công bằng, họ vẫn giữ mình như là những con người đầy cảm thông và có anh hùng tính, tuy có thể bị khuất phục.

John Steinbeck nhận Giải Nobel Văn học năm 1962.





Cách đây mấy năm, tôi có dịp nói chuyện với một giáo sư người Mỹ. Ông được giới thiệu là một nhà Việt Nam học. Trong lúc trò chuyện, tôi đặt một câu hỏi: "Tôi không hiểu tại sao nhà văn John Steinbeck lại ngồi trên phi cơ bay trên trời Việt Nam và ca ngợi những phi công ném bom nhân dân nước tôi?" Ông trả lời: "Đừng nói đến John Steinbeck nữa. Bây giờ thanh niên Mỹ không ai đọc ông ta nữa. Ông ta lẩm cẩm rồi."

Nói thế, không biết vì muốn làm vui lòng tôi, hay vì là nhà Việt Nam học, tự nhiên ông đứng về phía Việt Nam. Tôi chắc lý do thứ hai đúng hơn, ông tỏ ra là một người thẳng thắn.

Nhưng câu trả lời không khiến tôi vui, mà làm tôi suy nghĩ. Tôi hiểu rằng thanh niên Mỹ bây giờ không đọc John Steinbeck nữa không phải vì họ bất bình về việc nhà văn ủng hộ ném bom Việt Nam. Chính ông giáo sư Việt Nam học ấy đã nói thanh niên Mỹ thuộc thế hệ sau chiến tranh Việt Nam hầu như không ai biết Việt Nam là gì. Vậy thì, không đọc John Steinbeck nữa, ấy là vì họ cho rằng nhà văn đã cổ lỗ rồi, không hợp thời nữa. Thanh niên Mỹ ưa chạy theo "mốt".

Nếu đúng như thế, thật đáng buồn. Vì tác giả củaChùm nho uất hận,Chuột và ngườivàPhía đông vườn Địa đàngmà chúng ta đang đọc đây là một nhà văn nhân văn chủ nghĩa. Các tác phẩm vừa kể mang giá trị nhân đạo cao cả. Đó là những tác phẩm làm vinh dự cho dân tộc Mỹ. Nếu thanh niên Mỹ bây giờ thấy những tư tưởng ấy là "lẩm cẩm" thì thật đó là một điều không hay. Nhưng tôi không tin là có điều ấy. Tôi vẫn thấy tác giảChùm nho uất hậnlà đáng kính mến.

Bây giờ nói vềPhía đông vườn Địa đàng.

Nghĩ về người Mỹ, người ta nghĩ ngay đếnchủ nghĩa thực dụng. Phương Tây cho là như thế. Đích thân người Mỹ cũng tự cho mình như thế. Tất nhiên là có nhiều cách hiểuchủ nghĩa thực dụngkhác nhau.

Ta thì nói:chủ nghĩa thực dụng Mỹ, với ý phê phán. Đại khái như thế này: người Mỹ cái gì cũng tính toán bằng tiền. Ngồi với nhau, ai có thuốc lá thì lấy ra hút, không mời người khác. Bàn việc, hỏi ngay phần tôi bao nhiêu, phần anh bao nhiêu. Bố con mượn tiền nhau cũng là vay trả sòng phẳng. Đến những việc lớn hơn, Mỹ sản xuất vũ khí, buôn bán vũ khí, chỉ nhằm thu lợi nhuận, bất cần nhân nghĩa, đạo lý "sống chết mặc bay tiền thầy bỏ túi." Đối với Mỹ chẳng có gì thiêng liêng hết, họ đem tất cả ra làm quảng cáo, để bán hàng v.v...

Ta nhìn nhận Mỹ như vậy là có lý do. Ta thù ghét Mỹ. Ta và Mỹ đã gặp gỡ nhau trong những trường hợp không có gì vui vẻ. Những người Việt Nam ở miền bắc, ở các vùng kháng chiến miền nam đã bị bom đạn Mỹ gây cho biết bao nhiêu đau thương tang tóc. Những người trong các vùng đô thị thì căm giận các cuộc bố ráp, những cuộc tra khảo, những tai nạn lính Mỹ gây ra trên đường phố, những phụ nữ bị lính Mỹ xúc phạm đến nhân phẩm, những thanh niên hư hỏng vì "lối sống Mỹ".

Tất cả những cái đó ta quy tội chochủ nghĩa thực dụng Mỹ. Nó đồng nghĩa vớibần tiện, tham lợi, tàn nhẫn, phi nhân. Cũng có thể đó là những biểu hiện sai xấu củachủ nghĩa thực dụngnhưng không nên hiểuchủ nghĩa thực dụng chỉ là như vậy.

Nói một cách cô đúc thì nội dung căn bản củachủ nghĩa thực dụnglà ở điểm, chỉ thừa nhận các chân lý của một lý thuyết sau khi đã thể nghiệm nó trong ứng dụng vào thực tế. Nguyên lý này được dùng cho cả khoa, triết lý, đạo đức, tôn giáo. Chỉ được coi là chân lý, một nền triết lý, một nền đạo đức, một tôn giáo có tác dụng cải thiện cuộc sống.

Như vậy chủ nghĩa thực dụng là mộttriết học vị nhân sinh. Nước Mỹ là một nước mới, lịch sử chỉ có hơn hai trăm năm. Những người dân ở Âu châu, Á châu, Úc châu đến đây tổ chức một xã hội mới. Ở xứ sở của họ, họ sống trong những khuôn khổ đã định hình từ bao nhiêu đời trước. Họ suy nghĩ phán đoán theo những nếp cũ, theo truyền thống. Đến vùng đất mới này, mọi cái đều mới mẻ. Những người đến đầu tiên tập mình làm trọng tài cho mình. Họ không có cách nào khác là lấy hiệu quả để đánh giá những chủ trương, những việc làm của mình và điều này trở thành một lối tư duy của người Mỹ.

Rõ ràng là trong tiểu thuyếtPhía đông vườn Địa đàng John Steinbeck đã chấp nhận lối tư duy ấy và khẳng định nó. Tác phẩm của ông đầy sức thuyết phục.

Giả sử ông là triết gia và trình bày chủ nghĩa thực dụng bằng triết học chưa chắc ông thuyết phục được mạnh mẽ. Nhưng ông là nhà văn, và tiểu thuyết chính là bức tranh phản ánh cuộc sống cho nên chính cuộc sống chứng minh và như thế không ai chối cãi được. Tuy nhiên, để điều vừa nói không bị nghi ngờ, tôi cần phải nói về bút pháp của Steinbeck.

Tiểu thuyết Mỹ, chí ít là tác phẩm của tiểu thuyết gia tiêu biểu, thể hiện một tính hiện thực rất trội. Có những cuốn có giá trị như một công trình nghiên cứu xã hội học, nhân chủng học (tất nhiên là bằng văn chương cho nên có thể còn rõ ràng hơn là khoa học nữa vì sinh động hơn, cụ thể hơn, tỉ mỉ hơn). Chúng không chỉ khảo sát một quãng đời mà cả cuộc đời, có khi từ đời nọ sang đời kia. Nhưng chẳng phải vì vậy mà chúng dày cộm, rậm rạp. Và đấy chính là chủ nghĩa thực dụng áp dụng vào lĩnh vực viết văn. Trong cuốn tiểu thuyết ta đang đọc đây Steinbeck theo dõi những nhân vật từ đời cha đến đời con. Ông chú ý đến từng chi tiết rất nhỏ, nhiều khi người đọc phải ngạc nhiên không biết ông làm thế nào mà quan sát được tinh tế như thế. Nhưng ông lại bỏ qua rất nhiều hành động, lời nói, tình huống mà thường thường nhiều tiểu thuyết gia đưa vào tác phẩm. Nghĩa là ông chọn chi tiết trên hiệu quả thực tiễn mà nó mang lại. Sự chọn lọc này thật khe khắt. Đọc sách, người ta thấy ông trình bày rất khách quan. Người ta không thấy có dụng ý gì muốn lái độc giả theo hướng này hướng khác. Đôi khi ông cũng phát biểu ngoài lề những ý kiến của ông. Nhưng những ý kiến ấy cũng thật khách quan, đúng là cuộc sống như vậy, ông chỉ phiên dịch lại trung gian.

Nhưng Steinbeck khách quan mà không khách quan chủ nghĩa. Tôi muốn nói: người ta không thấy ở ông sự vô tình, thái độ trối kệ. Tôi phải so sánh cho rõ ý: ĐọcCuốn theo chiều giótôi thấy tác giả miêu tả rất trung thực, nhưng tôi vẫn cảm thấy ngòi bút hiện thực ấy hơi tàn nhẫn. Thuyền trưởng Butler có cái đầu óc thực tế rất hay, nhưng đối với Scarlett quả là ông đối xử quá tàn nhẫn. Tác giảNhững kẻ trần truồngvànhững người chếtcũng rất hiện thực, tôi không trách gì ông, nhưng ông cố ý phơi bày những mảng hiện thực kinh tởm quá.

Vấn đề là nhìn hiện thực một cách hiện thực, nếu có thể nói như vậy. Cái hiện thực mà John Steinbeck trình bày, không bị tàn phế, uốn nắn chút nào, đầy những trầm luân khổ ải, nhưng nó không dọa nạt khủng bố người đọc mà làm cho người ta chấp nhận được. Chẳng phải là trong thực tế người ta vẫn sốngđượcvới đau khổ đó sao. Ta hãy nhớ lại bài thơ ngụ ngôn của La Phông-TenTử thần và tiều phu. Những người Mỹ đứng đắn thường bày tỏ thành thực cái ý muốn của họlàm cho cuộc sống có thể chịu đựng được. Nói thế nghĩa là: cuộc sống không chỉ có hoa thơm trái ngọt đâu, rất nhiều cay đắng nhưngcó thể chịu đựng được. Và người Mỹ thường có một phương châm, coi như một cách ngôn:Hãy giữ nụ cười. Cuộc sống là cuộc sống. Nó như thế. Vậy thì nhăn nhó cau có cũng chẳng thay đổi được gì. Tốt hơn là hãy giữ lấy nụ cười. Đó là chủ nghĩa thực dụng. Nó không phải dở, hay là khác. John Steinbeck chọn hai nhân vật để thuyết minh cho tư tưởng của ông. Hai con người bình thường.

Một là ông Samuel Hamilton nguồn gốc Ái Nhĩ Lan nông dân, có nghề lò rèn và kiêm nghề đào giếng.

Một là Lee nguồn gốc Trung Hoa, nấu bếp.

Dường như John Steinbeck gửi gắm một ý nghĩ vào trong sự chọn lựa của mình: một người đơn giản hồn nhiên kiểu trẻ thơ, và một người đã được thừa kế, một gia tài khôn ngoan của một nền văn hóa lâu đời vào bậc nhất trên hành tinh này. Hai người gặp nhau thống nhất với nhau trong một quan niệm: chỉ có thực tiễn là chân lý. Thêm vào đó, tác giả lại viện dẫn Sáng thế ký của Kinh Thánh mà ông cho là người Trung Hoa đã tìm ra nghĩa đúng nhất. Đó là đem chúa Trời nói với Cain "Nếu người làm lành há chẳng ngước mặt lên sao? Còn như chẳng làm lành thì tội lỗi rình đợi trước cửa thềm người lắm, nhưng ngươi phải quản trị nó." Phải quản trị nó trong nguyên văn hê-brơ, là Timshel. Theo LeeTimsheldịch làquản trịhaykiềm chếđều không đúng mà, phải dịch làngươi có thể chế ngự nó.

Steinbeck dùng chi tiết này không phải do yêu cầu của nghĩa chữ mà chính là để nêu lên một quan niệm xử thế như bàn dưới đây.

Hơn một thế kỉ nay, từ lúc các nước phương Tây đi chiếm các thuộc địa ở các nước phương Đông, có những triết gia, chính trị gia, nhà văn đặt câu hỏi: Phương Tây và phương Đông có thể gặp được nhau không?

Trên thực tế, họ cũng gặp nhau rồi, đúng hơn là phương Tây đã gặp phương Đông bằng thế mạnh 1 Câu hỏi đặt ra là muốn có sự gặp gỡ tự nguyện kia.

Nhiều câu trả lời khác nhau. Về phía phương Tây có người bảo có thể được. Có người bảo Tây là Tây, Đông là Đông không thể gặp nhau. Có người đề xuất công thức: Phương Tây là thầy, phương Đông là trò.

Với nhân vật Lee, Steinbeck có câu trả lời độc đáo: Lee làđầy tớ trung thànhvà là thầy dạy khôn cho chủ. Không rõ nhà văn có đọc các truyện xưa của Trung Hoa không mà ông đã xây dựng nhân vật Lee như một quân sư, một mưu sĩ, một môn khách? Steinbeck tỏ ra rất hiểu phương Đông, rất hiểu cái thâm thúy của triết học, văn hóa Trung Hoa mà ông khâm phục. Nhân vật Lee, nhà văn xây dựng thật hay.

Tim shel - ngươi có thể chế ngự nó: ấy là tư tưởng chỉ đạo của cuốn tiểu thuyết.

Mỹ châu vốn là nơi tao ngộ của tứ hải anh hùng. Nói nôm na hơn và đúng với sự thực: tìm đến lập nghiệp ở nước Mỹ là những người thuộc nhiều quốc gia, nhiều màu da, có chung một cảnh ngộ bị thất cơ lỡ vận, không còn sống ở quê hương xứ sở mình. Cái cảnh ngộ chung ấy dạy họ nên biết chấp nhận những dị biệt của nhau, có khi những sự đối chọi nhau nữa, để chịu đựng, để sống chung với nhau trên miếng đất có thừa điều kiện để nuôi tất cả.

Các nhà văn Mỹ thường có cái nhìn thực tế, nói là thực dụng cũng được đối với con người. Con người rất đa dạng, bao nhiêu người là bấy nhiêu mô hình, không ai có quyền áp đặt cái mô hình của mình cho người khác. Con người không phải làthầncũng không phải làquỷ, có cả xấu lẫn tốt, xấu hay tốt đều là tương

Steinbeck cố ý đưa vào trong tiểu thuyết câu truyện trong Kinh Thánh về hai anh em sinh đôi Abel và Cain một tốt, một xấu và đặt cho hai nhân vật của ông là Aron và Cal cùng là anh em sinh đôi, hai cái tên gần giống như trong Kinh Thánh. Phải chăng tác giả muốn nói Abel cũng là con người, và Cain cũng là con người. Con người là cả Abel lẫn Cain, cái nghiệp dĩ là như vậy, phải chấp nhận thôi. Hơn thế, nhà văn lại có ý dành tấm lòng ưu ái của mình cho những người bị coi là xấu. Trong tiểu thuyết có hai tuyến nhân vật: Tốt, xấu.

Adam, Aron được mô tả như những con người tốt. Họ muốn làm những việc tốt, họ nuôi trong tâm trí một lý tưởng. Nhưng họ chỉ thu hoạch được những thất bại mà chính khuynh hướng lý tưởng hóa là nguyên nhân.

Còn những nhân vật bị coi là xấu thì lại thành công trong mọi việc làm. Bên cạnh Adam rất tốt là Cathy, vợ chàng, cực xấu. Cô lừa dối tất cả mọi người và ai cũng bị lừa. Bên cạnh Aron luôn luôn hướng về mục đích thánh thiện là người em Cal luôn luôn bị những ý tưởng xấu điều khiển và Cal bao giờ cũng đạt kết quả.

Nhưng ta chớ vội tưởng Steinbeck chủ trươngác thắng thiện. Cuốn tiểu thuyết cho ta thấy những thành công của Cathy, Cal đem lại cho họ không phải sự sung sướng mà là sự đau khổ.

Nhà văn muốn nói với chúng ta rằng: Cuộc sống là cuộc sống, nó không uốn theo những ý tốt của chúng ta đâu, đừng lý tưởng hóa. Bởi vì ta lý tưởng hóa cho nên ta liệt người này người khác vào loại xấu. Thực ra họ chỉ là sản phẩm khách quan của cuộc sống. Nếu ta biết nhìn họ một cách thực tế, không định kiến thì ta sẽ thấy họ đều có khả năng chế ngự cái phần xấu ở họ.

Nhà văn đã nhờ người bếp Trung Hoa làm phát ngôn nhân cho ông. Lee nói với Cal: "Chú đã nhận ra rằng những điều thiêng liêng đễ bị tiêu diệt, trong khi điều ác lại cứ tồn tại và phát triển. Chú nghĩ rằng cơn thịnh nộ của Thượng đế đã trút lửa từ nồi kim loại nấu lỏng xuống hủy diệt hết để làm cho thanh khiết công trình nhỏ bé bằng bụi đất do ngài đã nặn ra... Mỗi người trong mỗi thế hệ đều được tầy uể bằng lửa... Không một người nào trên đời này tránh khỏi nguyên tắc đó nếu muốn trở nên một người hoàn toàn."

Mỗi người trong mỗi thế hệ đều cần được tẩy uế... cho nên cuộc sống yêu cầu mỗi người phải khoan dung, độ lượng với đồng loại của mình. Sự khoan dung độ lượng ấy là cần thiết, là yếu tố quyết định để mỗi người có thề vượt qua thử thách và hoàn thiện mình.

Lee cầu xin ông Adam: "Ông Adam, xin ông hãy tha thứ cho Cal. Đừng để nó cô độc vì mặc cảm tội lỗi... Xin ông hãy giúp nó. Hãy cho nó một cơ hội. Hãy giải tỏa mặc cảm cho nó. Nhờ đó nó sẽ vượt được mọi thử thách, hãy giải thoát cho nó. Hãy tha thứ cho nó."

Đó là mấu chốt của vấn đề. Nhà văn bày tỏ một quan niệm sống rất nhân đạo, một chủ nghĩa nhân đạo không phải trên lý thuyết xa vời, đẹp thì có đẹp nhưng vô ích vì không thể vươn tới được, mà một chủnghĩa nhân đạothực tiễn, nói là thực đụng cũng được, phù hợp với kích thước, hoàn cảnh của con người.

Phía đông vườn địa đànglà câu truyện của những người Mỹ, khoảng những năm từ nửa cuối thế kỉ trước đến chiến tranh thế giới lần thứ nhất. Tác giả cho nó diễn ra ở chính quê hương mình. Tiểu thuyết được xuất bản năm 1952. Có thể là nhà văn đã thai nghén nó trong thời kì chiến tranh thế giới lần thứ hai. Phải chăng cuộc "người tàn sát người" khủng khiếp ấy đã làm cho Steinbeck băn khoăn về ý nghĩa cuộc sống, về bản chất của con người và cố tìm ra lời đáp. Phía đông vườn Địa đàng, đây là cuốn truyện vềcon người. Nhận vật trung tâm mang cái tên Adam, con người đầu tiên của nhân loại. Với nó nhà văn muốn đặt cơ sở cho một chủ nghĩa nhân đạo hữu hiệu. Steinbeck khẳng định niềm tin vào con người, vào cuộc sống, nhưng không phải một niềm tin lý tưởng hóa. Niềm tin ấy phải là cái cây đứng chắc, bắt rễ sâu vào miếng đất thực tế có cả đất màu mỡ lẫn sỏi đá, biết tránh sỏi đá, hút màu mỡ mà sinh trái ngọt.

Trong phong trào đổi mới của ta hiện nayPhía đông vườn Địa đànglà cuốn sách nên đọc.

9-1988

Tác giả và tác phẩm

Tuy xuất bản rất nhiều tác phẩm từ xã hội đến hoạt kê qua tình cảm, John Steinbeck tuyên bố rằng "Phía đông vườn Địa đàng", là tác phẩm quan trọng nhất của ông. Quan điểm đó cũng được nhiều nhà phê bình đồng ý. Sau ngày xuất bản "East of Eden" cho đến khi ông được trao tặng giải Nobel về Văn Chương năm 1962, không có tác phẩm nào quan trọng hơn tác phẩm này.

"East of Eden" sau khi xuất bản, đã được đạo diễn kiêm văn sĩ Elia Kazan quay thành phim và do James Dean, nam tài tử lừng danh quốc tế đóng vai chính cùng nữ tài tử Pier Angeli, mối thất vọng lớn của James Dean, khiến anh phóng xe đua hết tốc lực đến ngộ nạn tử thương; gây thương tiếc cho giới trẻ mộ điệu một dạo.

Ở Mỹ, "East of Eden", đã được tái bản gần bốn mươi lần và đã được dịch ra nhiều thứ tiếng nước ngoài.

Phía Đông vườn địa đàngNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ