🎯 I. Chất lưỡng tính
🎯 A. Vô cơ
1) Ion (→Các muối axit của axit yếu) : HCO3-, HSO3-, HS- , HPO42- , H2PO3 -, ...
2) Muối của Axir yếu và Bazơ yếu : (NH4)2CO3, (NH4)3SO3
3) Oxit : Al2O3, ZnO, Cr2O3, PbO, ZnO...
4) Hidroxit: Al(OH)3, Zn(OH)2, Cr(OH)3, Pb(OH)2, Zn(OH)2, Be(OH)2, Cu(OH)2, Sn(OH)2, Sn(OH)4 ...
Riêng •Cu(OH)2 phải tác dụng kiềm đặc C% > 40%
•Cr(OH)3 phải tác dụng KIỀM XỊN (KIỀM MẠNH) còn YẾU không tham gia vào đây.
5) Kim loại (vừa tác dụng với HCl và NaOH) : Al, Zn, Be, Sn...( kiềm đặc)
Cr KHÔNG tác dụng với KIỀM (kiềm nào cũng không tác dụng hết)
Lưu ý:
+Không có khái niệm " Kim loại lưỡng tính" ở đây ta chỉ xét kim loại vừa tác dụng với dung dịch axit và kiềm.
+Các kim loại kiềm: Li, Na, K, Rb, Cs và kiềm thổ : Ca, Ba có tác dụng với dung dịch gì cũng tác dụng hết nên đề dễ dụ chữ "dung dịch" nhớ thêm vào nha.
+Este không phải là chất lưỡng tính nhưng nếu đề bài hỏi: cho ESTE vào dd HCl và dd NaOH thì phản ứng có xảy ra đó là phản ứng thủy phân trong Mt axit và phản ứng xà phòng hóa.🎯 B. Hữu cơ
1) Amino axit (H2N)xR(COOH)y:tất cả các loại aminoaxit đều là chất lưỡng tính
Vd: NH2CH2COOH, CH3-CH(NH2)-COOH, HO-C6H5-CH2-CH(NH2)-COOH
2) Dạng: HOOC-R-COONa (thay Na = Ca, Ba, K ... tương tự)
Vd: HOOC-CH2-COONa,HOOC-(CH2)4-COONa...
3) Dạng R-COONH4: muối amoni
R-COONH4 + HCl → R-COOH + NH4Cl
R-COONH4 + NaOH → R-COONa + NH3 + H2O
4) Dạng R-COONH3-R'
Vd: CH3-COONH3-CH3🎯 II. Chất vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử
1) Tất cả các muối Nitrat kim loại: KNO3, NaNO3, Ca(NO3)2, Ba(NO3)2, Al(NO3)3, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, AgNO3, Cu(NO3)2...thể hiện qua phản ứng nhiệt phân
2) Các muối Amoni như: NH4NO2 , NH4NO3 , (NH4)2SO4 , (NH4)2Cr2O7 ...
•NH4NO2 → N2 + 2H2O
•NH4NO3 → N2O + 2H2O
* NH4NO3 NH3 + HNO3
→ + H2O
•(NH4)2SO4 → 2NH3 + SO2 + ½ O2 + H2O
•(NH4)2Cr2O7 → Cr2O3 + N2 + 4H2O
2) Hợp chất tan của Cl hay các halogen khác (Br, I, F...) như: HCl, NaCl, FeCl3, FeCl2
NaCl → 2Na + Cl2
4HCl + MnO2 → MnCl2 + Cl2 + 2 H2O
HCl + Zn → ZnCl2 + ½ H2
10FeCl3 + 6KMnO4 + 24H2SO4 → 5Fe2(SO4)3 +3K2SO4 + 6MnSO4 + 15Cl2 + 24H2O
Nói chung trong dd ion Cl- thể hiện vai trò là chất khử như sau:
2MnO4- + 16H+ + 10Cl- → 2Mn2+ + 5Cl2 + 8H2O
3) Khái niệm chất vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử: khi một nguyên tố có trong một hợp chất hoặc đơn chất có số oxi hóa ở mức trung gian thì có cả hai tính chất: vừa là chất oxi hóa vừa có tính khử: S0, Cl20, NO (N+3), N2O (N-1), NO2 (N+4), SO2 (S+4), CO (C+2) , KNO2(N+3), H2SO3(S+4), Cu+1, Fe2+, Cr3+, Sn2+...
4) Nước : H2O
H2O → H2 + ½O2
Tuy nhiên các chất sau đây KHÔNG phải vừa là chất oxi hóa, vừa là chất khử:
• CrO (có tính khử, tính bazơ), Cr(OH)2 (có tính khử, tính bazơ)
• CrO3 (có tính oxi hóa rất mạnh, tính axit), Cr(OH)3 (có tính oxi hóa và axit)
• Fe(OH)2
• O3
• F2
• H2S
• SO3
• NH3🎯 III. So sánh tính bazơ
1) Tính bazơ của AMIN
R-NH2 + H2O ↔ R-NH3+ + OH-
Xét gốc R
•R ĐẨY e → Tính bazơ TĂNG
Gốc đẩy e (nhóm ankyl) : gốc no, M càng lớn thì khả năng đẩy càng mạnh
(CH3)3C- > (CH3)2CH- > C2H5- > CH3-
•R HÚT e → Tình bazơ GIẢM
Gốc hút e: CN- > F- > Cl- > Br- > I- > CH3O- > C6H5- > Ch2=CH-
Lưu ý:
+ Nếu có cùng CTPT thì tín bazơ của amin bậc II > bậc III > bậc I
Vd: C3H9N thì tính bazơ tăng như sau
CH3-NH-C2H5 > N(CH3)3> CH3-CH2-CH2-NH2
2) KOH > NaOH > ankyl amin > amoniac (NH3) > Anilin
Vd: Sắp xếp các chất sau theo thứ tự tính bazơ giảm dần
C6H5-NH2, C2H5-NH2, (C6H5)2-NH, NaOH, NH3, CH3-NH2,
→NaOH > C2H5-NH2 > CH3-NH2 > NH3 > C6H5-NH2 > (C6H5)2-NH
IV. Điều kiện để tách nước 1 Ancol tạo ra 1 Anken duy nhất:
Là Ancol no, đơn chức, mạch hở: CnH2n+1OH
+Dạng R-C-C-C-CH2OH
+Ancol có trục đối xứng ĐI QUA C mang nhóm OH: CH3-CH2-CH(OH)-CH2-CH3
+Ancol có 1 C bên cạnh KHÔNG CÒN Hidro: (CH3)3-CH(OH)-CH2-CH3
.......................
Chúc các em nhớ tốt =)))