1. Những hợp chất hữu cơ có khả năng phản ứng với H2 (t⁰, xt)
- Các hợp chất không no : Là những hợp chất trong phân tử có liên kết C=C; C≡C
- Các hợp chất chứa chức anđehit, xeton -CH=O; C=O2. Những hợp chất hữu cơ có khả năng phản ứng với dung dịch kiềm (NaOH, KOH,...)
- Phenol, axit cacboxylic, este, chất béo, amino axit, muối amoni, peptit, protein, polieste, poliamit.3. Những hợp chất hữu cơ có khả năng phản ứng với dung dịch axit HCl, H2SO4 loãng
- Amin, amino axit, muối amoni của axit hữu cơ, muối amoni axit cacbonic, peptit, protein.4. Những hợp chất hữu cơ có khả năng hòa tan được Cu(OH)2
- Các hợp chất có ít nhất 2 nhóm -OH liên kề trở lên.
- Axit cacboxylic.
- Peptit có từ 2 liên kết peptit trở lên.5. Những hợp chất hữu cơ có khả năng phản ứng với dung dịch nước brom
- Hợp chất không no (hiđrocacbon không no, ancol không no, anđehit không no,...).
- Hợp chất có nhóm –CHO (anđehit, axit fomic, muối của axit fomic, este của axit fomic, glucozơ).
- Phenol.
- Anilin.6. Những hợp chất có khả năng phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3
- Phân tử có nhóm –CHO (anđehit, axit fomic, muối của axit fomic, este của axit fomic, glucozơ); fructozơ (chuyển hóa
thành glucozơ trong môi trường kiềm). Bản chất phản ứng là Ag+ oxi hóa nhóm –CHO thành nhóm –COONH4 và giải
phóng Ag, gọi là phản ứng tráng gương.
- Phân tử có liên kết CH≡C (Ank-1-in,...). Bản chất phản ứng là sự thay thế H ở nguyên tử C có liên kết ba bằng nguyên tử Ag, tạo ta kết tủa màu vàng nhạt.
----------
♪ Nguồn: tài liệu thầy Ngô Xuân Quỳnh
♪ Biên tập ảnh: thầy Thành - TYHH
♪ lalala: TYHH