Hồi 1*

1.2K 99 0
                                    

           

Năm 626,

Kết thúc cuộc chiến tranh đằng đẵng của 3 nước chư hầu Ngụy, Sở, Lý là toàn bộ vương quyền cùng đất đai Trung Nguyên rộng lớn rơi vào tay Lý tộc, đồng thời cũng khép lại trang sử đẫm máu nhất lịch sử Trung Hoa. Vị tướng lĩnh tài cao được nhân dân đồng lòng tôn lên làm Hoàng đế, lấy hiệu là Lý Thái Tông. Trung Hoa được vua giỏi thần hiền cùng nhân dân đồng thuận như con rồng cuồn cuộn chuyển mình, chẳng mấy chốc mà trở thành bá vương tứ cõi, được coi là vùng đất hùng mạnh bậc nhất lúc bấy giờ.

Nói đến Lý triều, đặc biệt phải kể đến Lý Hi Tông. Ngài là vị vua được tụng xưng là lỗi lạc nhất vương triều hùng mạnh đó, đồng thời Hi Tông cũng là một vị vua đầu tiên và duy nhất tác thành cho cuộc hôn nhân có một không hai trong lịch sử. Vị hoàng tử thứ tư, đồng thời cũng là người con út của ngài, Lý Nhân Tuấn, ngay từ khi được sinh ra đã mang trên mình hôn ước cùng con trai của Lý Thái Dung - Khai quốc công thần triều Lý.

Nguồn gốc của câu chuyện éo le này phải quay lại lịch sử 20 năm về trước, giữa vườn đào ngát hương cùng hơi rượu Đào hoa túy thơm nồng, Lý Hi Tông cao hứng tuyên lệnh sẽ gả hài tử đang trong bụng ái phi cho Quốc công đương triều, đồng thời cũng là người bạn hữu lâu năm của ngài. Chẳng ngờ đâu hai đứa trẻ sinh cách nhau nửa năm ấy lại chẳng là một đôi kim đồng ngọc nữ như Thái y đã bấm mạch mà lại là hai nam hài tử kháu khỉnh xinh xắn. Lời Quân vương nói ra không thể rút lại, ngài đặt cho hoàng tử út cái tên Nhân Tuấn, "Kiến tri đạo lý, thiên hạ tài nhân", mong cho sau này Lý triều sẽ có một Vương gia tài giỏi đắc lực phụ giúp Thái tử chăm lo cho con dân Đại Lý. Hài tử nhà Lý Quốc Công được ban cho cái tên Mẫn Hanh. Mẫn là "thông minh, lanh lợi", còn Hanh được trích trong "Hữu mưu hữu trí, hữu sự hanh thông". Hai đứa trẻ, hai cái tên, mới sinh ra đã mang trong mình trọng trách còn lớn lao hơn cả tu đức cho một kiếp người.

Năm ấy, giữa điện rồng, vị Hoàng đế trẻ tuổi đã ra sắc lệnh, vào ngày sinh thần lần thứ 18, "công chúa" sẽ được gả vào phủ Lý gia, đời đời kiếp kiếp sống trong an nhàn sung sướng. Thời gian đằng đẵng thoi đưa, tính đến nay, "công chúa" đã tròn 15 tuổi....

Năm 696,

_Huynh, tiết trời mát mẻ, lại thêm yến oanh hàng đàn, cảnh sắc thanh lịch đến nhường này chẳng bằng hôm nay chúng ta xuất cung vi hành một chuyến, hoàng huynh thấy thế nào? – Thế tử Đại Lý, Lý Đế Nỗ trời sinh tính tình khoáng đạt, vừa hạ cờ vừa nói, tranh thủ đưa mắt thăm dò người đối diện.

Ngược lại, vị công tử kia chỉ nâng chén trà lên môi khẽ nhấp một ngụm, ngón tay thon dài không nhanh không chậm hạ một quân cờ. Động tác chậm rãi nhưng không hề do dự, ngược lại mang chút ý vị tư tình.... Khóe môi nhếch lên, tạo thành nụ cười hư hư thực thực.

_Chiếu tướng.

Người đang đánh cờ cùng Thế tử chính là đại công tử của Lý phủ - Lý Mẫn Hanh. Đôi mắt hoa đào, sóng mũi cao thẳng tắp, gương mặt đẹp như tạc không mang theo vẻ lạnh lùng mà lại ôn nhu hiếm có. Luận về đường nét thì Lý Mẫn Hanh vẫn chưa thể nào sánh được với vị cao quý ngồi đối diện, tuy vậy ở nam nhân này lại có một khí chất đặc biệt bức người, có thể khiến người đối diện, cho dù có là Thế tử điện hạ, cũng phải có vài phần kính nể.

Mã Khắc x Đông Hách, Đế Nỗ x Jaemin | Cố mộng - 故梦Where stories live. Discover now