18. RỐI LOẠN NHÂN CÁCH HOANG TƯỞNG

1K 16 0
                                    

Peranoid Personality Disorder - Rối Loạn Nhân Cách Hoang Tưởng

Khi học về rối loạn nhân cách, tôi may mắn được một vị khách mời là bác sĩ tâm lý điều trị tại một bệnh viện nổi tiếng đến làm giảng viên khách mời. Thầy giảng bài rất cuốn hút khiến cho 80 phút trôi qua trong chớp mắt và điều tôi thích nhất trong bài giảng ngày hôm đó chính là việc thầy diễn tả các bệnh rối loạn nhân cách dưới góc nhìn về bảy tội lỗi lớn nhất của con người trong Kinh Thánh chính là phẫn nộ, phàm ăn, lười biếng, kiêu ngạo, đố kỵ, trụy lạc và tham lam. Theo thầy, bảy tội lỗi đó tượng trưng cho bảy tính cách xấu xa hủy hoại lòng nhân từ, thấu hiểu của con người.

Tuy nhiên chúng ta có đến 10 bệnh rối loạn nhân cách, và trong bảy tội lỗi của con người, phàm ăn (là ví dụ trái ngược của sự điều độ) được dùng làm đại biểu cho rắc rối trong sự phát triển tâm lý từ thuở nhỏ. Bất kỳ sự quá mức nào cũng có thể dẫn đến sự bất bình thường trong việc phát triển tâm lý. Ví dụ trải nghiệm quá mức thống khổ đau đớn như đánh đập, lạm dụng tình dục có thể dẫn đến rối loạn trầm cảm, lưỡng cực, hay rối loạn đa nhân cách. Còn lại sáu tội lỗi được chia cho hai trong ba nhóm bệnh rối loạn nhân cách chính là nhóm B và C, mỗi nhóm có những đặc điểm tính cách riêng biệt tượng trưng. Bệnh rối loạn nhân cách chống đối xã hội – ASPD nằm trong nhóm B với những đặc điểm về tính cách như kịch tính, thất thường và đầy xúc cảm. Nhóm C tôi sẽ bàn tới trong loạt bài kế tiếp vì sợ luồng thông tin quá nhiều mọi người sẽ không hiểu hết được. Riêng nhóm A thì không có tội lỗi nào làm đại diện nhưng nhóm được gọi là nhóm kỳ quặc (The Weird- tên thầy tôi đặt) với tính cách, hành vi kỳ dị, khó hiểu.Và trong bài viết ngày hôm nay, chúng ta sẽ nói về một bệnh rối loạn nhân cách nằm trong nhóm A – Bệnh Hoang Tưởng (Paranoid Personality Disorder)

Chúng ta hãy bắt đầu với một case study trước khi đi vào triệu chứng, chẩn đoán và chữa trị nhé.

Anh C. người Hàn Quốc, 23 tuổi. Khi còn bé, anh là một đứa trẻ im lặng, lạnh lùng và dường như có chút xa cách với gia đình. Anh chuyển đến Mỹ sinh sống vào năm 8 tuổi, lúc học tiểu học, anh được bạn bè và thầy cô nhận xét là một học sinh ngoan và giỏi toán, tuy có chút cô độc nhưng đó là do anh chọn như vậy. Khi lên trung học và cấp ba thì C bị bạn bè cùng trang lứa bắt nạt và chọc ghẹo. Có một lần thầy giáo dọa là sẽ cho anh ở lại lớp nếu anh không chịu tham gia thảo luận cùng bạn thì C mới chịu mở miệng nhưng nói rất nhỏ, rời rạc và trầm thấp như thể anh đang ngậm cái gì trong miệng vậy. Lúc học đại học, C được giáo viên nhận xét là học sinh cá biệt, có vấn đề. C học chuyên ngành anh văn nhưng những bài anh viết lúc nào cũng tối tăm, u ám và dọa dẫm. Có lần C còn bị giáo viên mời ra khỏi lớp vì hành vi của anh gây ảnh hưởng đến lớp học và các sinh viên. C bị tố cáo là theo dõi hai sinh viên nữ và còn chụp những bức ảnh từ chân hướng lên của các bạn nữ khác. Có một lần C gửi tin nhắn có ý định tự tử tới bạn cùng phòng của mình. Người bạn này báo cảnh sát và anh bị giám sát. Tuy C bị tòa bắt đi khám bác sĩ tâm lý nhưng sau hai lần khám thì họ đề nghị không giữ anh trong viện tâm thần mà cho điều trị tại nhà. Vào 7h15' sáng ngày 16 tháng 4 năm 2007, C cầm theo hai khẩu súng bắn chết bạn cùng phòng của mình và bắt đầu cuộc thảm sát đẫm máu khiến toàn nước Mỹ rúng động và làm dấy động lên làn sóng yêu cầu kiểm soát nghiêm ngặt hơn về súng và tình trạng sức khỏe, đặc biệt là tình trạng tâm lý của học sinh sinh viên khi nhập học (Do ở Mỹ, hồ sơ sức khỏe chỉ có bác sĩ và bệnh nhân được biết, bác sĩ không được đưa hồ sơ bệnh án cho bất kỳ đoàn thể, cơ quan nào mà không có sự đồng ý của bệnh nhân, do đó trường học không có hồ sơ sức khỏe của học sinh, sinh viên, cũng như không hề biết về tình trạng tâm lý của họ).

Tâm lý họcNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ