31. Tâm lý những kẻ SÁT NHÂN HÀNG LOẠT (3)

523 15 1
                                    

Chương 3: QUYỀN VÔ HẠN

Hãy bắt đầu với một lá thư gửi các nhà cầm quyền đang theo dõi vụ "Beltway Spiners" năm 2002. Nó là cuộc nói chuyện thứ hai yêu cầu sự thừa nhận quyền lực vô hạn của chúng trong suốt 3 tuần cuồng sát từ Rockville, Maryland đến Washington, DC và xa hơn nữa. 13 người bị bắn ngẫu nhiên với một khẩu Bushmaster .223 và 10 người trong số họ đã chết, trong đó một cậu bé ở sân trường bị thương nặng. Những kẻ cuồng sát đã yêu cầu 10 triệu đôla để dừng bắn trước khi bị phát hiện đnag ngủ trong một chiếc Chevy Caprice dọc đường I-95 vào ngày 24/10. Đạn đạo học của họ có liên quan đến tất cả 13 cuộc tấn công cũng như 6 cuộc bắn súng khác, 3 trong số chúng gây chết người, ở các bang khác.

Sau 7h thẩm vấn, Lee Boyd Malvo, 17 tuổi, thú nhận là người dùng súng giết người trong nhiều cuộc bắn, và anh ta đang cố gắng trở thành một người lớn. Y nói kế hoạch được tổ chức tốt, với John Allen Muhammad 45 tuổi dạy y và serving as a lookout. Họ đã dùng xe hơi để có thể bắn từ bên trong mà không bị phát hiện, sử dụng radio 2 chiều để liên lạc và nghe tin tức báo cáo tình hình cho phép họ tạo ta sự lo sợ và hoang mang cao độ.

Muhammad, một cựu thiện xạ quân đội có vấn đề với vợ cũ trong vùng và đã dụ cậu bé hành động theo kế hoạch của y. Ở Virginia y đã bị khởi tố, kết tội và nhận án tử hình, còn Malvo nhận án chung thân. Họ từng có một lần cảm thấy mình là vô địch, nhưng cuối cùng, sai lầm tầm thường của họ tiết lộ trí tuệ hạn chế của họ. Họ không phải Chúa.

Sự phấn khích cao độ

Một số tên sát nhân nói rằng việc cướp đi một sinh mạng con người làm y cảm thấy mình như Chúa, có quyền lực đối với sự sống và cái chết. Còn một tội phạm khác thì đồng nhất bản thân y với Christ. Trong một số trường hợp, một tên sát nhân chỉ đơn giản là khinh thị đối với một kiểu người cụ thể nào đó và tin rằng đó là bổn phận tôn giáo của y phải giải thoát thế giới khỏi chúng. Động cơ đằng sau những vụ giết người đó là nhu cầu kiểm soát toàn bộ và niềm tin của kẻ sát nhân rằng y đặc biệt theo một số cách vượt trội, cao hơn người thường. Nhìn chung, những kẻ sát nhân đó là những người có tính tự yêu mình (narcissist) hoặc psychopath.

Sổ tay chẩn đoán và thống kê các bệnh tâm thần lần thứ 4 đưa chứng rối loạn nhân cách yêu bản thân (NPD) vào nhóm B trên Axis II cùng với 3 chứng rối loạn khác có thể bộc lộ trong những hình thức hành vi vị kỷ cực đoan. Một chứng rối loạn nhân cách là một kiểu hành vi kém thích nghi kéo dài gây ra sự loạn chức năng trong các mối quan hệ hoặc trong công việc. Dù không phải tất cả những người mắc NPD đều là tội phạm thì NPD là chứng rối loạn được phát hiện thấy phổ biến nhất trong số các tội phạm tình dục. Họ cảm thấy có quyền lực đối với những nạn nhân của họ, và sự kiêu ngạo xoay quanh bản thân của họ góp phần vào cảm giác về tầm quan trọng cá nhân của họ. Những tên giết người hàng loạt như John Wayne Gacy và Ted Bundy dường như thực sự tin rằng dù chúng bị bắt giam vì chịu trách nhiệm cho nhiều vụ giết người và bằng chứng quan trọng chống lại chúng, thì chúng vẫn thoát khỏi sự trừng phạt.

DSM-IV liệt kê một số đặc điểm của NPD, một kiểu vĩ đại đáng chú ý nhất và nhu cầu được mọi người ngưỡng mộ quá mức. Người mắc NPD phải là trung tâm của sự chú ý và sẽ hy sinh việc "được người khác yêu thích" để "được người khác ngưỡng mộ". Người như vậy sở hữu một mức độ quan tâm bản thân cao, nhưng họ lại đối xử với những người khác như những sinh vật thấp kém.

Tâm lý họcNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ