22. RỐI LOẠN NHÂN CÁCH RANH GIỚI

730 24 0
                                    

Borderline Personality Disorder - Rối Loạn Nhân Cách Ranh Giới

Rối loạn nhân cách ranh giới (Borderline Personality Disorder – BPD) thuộc cụm B của rối loạn nhân cách. Đặc tính của rối loạn này là nỗi sợ hãi bị bỏ rơi cùng cực, cảm giác về bản thân, các mối quan hệ bấp bênh, tâm trạng không ổn định. Trong một báo cáo trước Quốc hội về dạng rối loạn này, cơ quan Quản trị Dịch vụ Tâm thần và Lạm dụng thuốc (Substance Abuse and Mental Health Services Administration – SAMHSA) đã chỉ ra rằng khoảng 18 triệu người (chiếm 5,6%) người Mỹ sẽ phát bệnh tại một số thời điểm trong cuộc đời của họ. Chưa có tư liệu nào chỉ ra sự ảnh hưởng đáng kể từ sự khác biệt về giới tính. Cả phụ nữ và đàn ông đều có nguy cơ phát bệnh như nhau (SAMHSA, 2010).

Giống như những rối loạn nhân cách khác, do yêu cầu cao về các phương pháp điều trị, chăm sóc và các dịch vụ xã hội, những người mắc BPD họ chịu gánh nặng kinh tế khá lớn (Soeteman, Hakkaart-van Roijen, Verheul, & Busschbach, 2008). Những người mắc chứng rối loạn này cũng có tỉ lệ cao mắc các rối loạn khác như trầm cảm, lạm dụng thuốc, tự làm hại bản thân, rối loạn ăn uống. Khoảng 70% những người mắc BPD muốn tự tử và 4 – 9% thực sự tự tử (NIMH).

Triệu chứng

Theo DSM-5, người được chẩn đoán mắc BPD phải cho thấy sự bền vững của một mô hình hành vi bao gồm ít nhất năm triệu chứng dưới đây:

Cố gắng hết sức để tránh bị bỏ rơi thật sự hay trong tưởng tượng.

Mối quan hệ không bền vững với người thân, bạn bè hay người yêu, đặc trưng bởi việc luân phiên giữa hai thái cực: lý tưởng hóa quá mức và giảm giá trị (VD: từ yêu thương nồng nhiệt có thể chuyển sang không thích và giận dữ).

Nhận dạng bản thân không ổn định và méo mó, dẫn đến sự thay đổi bất thường về cảm xúc, mục tiêu, giá trị và ý kiến.

Có tính xung đột và hành vi nguy hiểm ít nhất trong hai khía cạnh có khả năng gây tổn hại cho người bệnh. Ví dụ: mua sắm không kiềm chế, quan hệ tình dục bừa bãi, lạm dụng chất, ăn uống vô độ.

Lặp đi lặp lại những hành vi tự sát hoặc hành vi tự hủy.

Khí sắc thay đổi thất thường và mãnh liệt. Có thể kéo dài trong vài giờ cho đến vài ngày.

Luôn có cảm giác trống rỗng và chán chường.

Giận dữ vô cớ hoặc khó kiểm soát cơn giận, ví dụ thường xuyên biểu hiện sự cau có, giận dữ hoặc đánh nhau nhiều lần.

Xuất hiện những suy nghĩ hoang tưởng liên quan đến stress, và có các triệu chứng phân ly nặng, ví dụ như không phân rõ được thực tại, trải nghiệm phi nhân cách hóa.
Để chứng thực các triệu chứng phía trên, hãy tìm hiểu qua một ca của người phụ nữ trẻ dưới đây.

Ca điển hình BPD:

Ngọc Minh là một phụ nữ độc thân đã 30 tuổi. Lần đầu tiên, cô được chẩn đoán mắc chứng rối loạn lưỡng cực sau đó là BDP và trước đó cô từng làm việc với một số nhà trị liệu. Qua1 trình điều trị khiến cô cảm thấy không mấy vui vẻ hay thú vị vì thế cô thường bỏ dở chúng. Cô luôn nhìn nhận mình có thể trở thành một giám đốc điều hành đỉnh cao, nhưng kể từ khi tốt nghiệp đại học, cô thực tập tại một số công ty và bỏ việc sau vài tháng hoặc một năm chỉ vì nhàm chán hoặc họ không lên chức cô nhanh. Minh dường như không chắc chắn về mục tiêu của mình. Hôm trước thì cô muốn làm việc trong ngành công nghiệp thời trang, nhưng ngày hôm sau cô muốn theo đuổi sự nghiệp diễn xuất mặc dù cô đã học ngành quản trị kinh doanh.

Tâm lý họcNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ