28. Những vụ án giết người VÌ PHIM ẢNH

880 22 0
                                    

Những tiếng thét

Trong bộ phim Scream (Tiếng thét) của đạo diễn Wes Craven có một nhân vật mang mặt nạ trắng dài với đôi mắt rỗng và áo choàng đen, rất phổ biến trong những dịp hóa trang Halloween. Được công chiếu vào năm 1996, bộ phim châm biếm rất nhiều phim kinh dị đâm chém trong quá khứ, với nội dung xoay quanh một cô gái thiếu niên trở thành mục tiêu của một kẻ giết người điên loạn (Ghostface), cô phải tìm hiểu những bí mật trong thị trấn nơi mình ở để giải cứu bản thân. Nhưng ngay cả hình thức châm biếm cũng có thể kích thích những tâm hồn lệch lạc bắt chước theo. Mọi hành động đều được thể hiện trên phim.

Scream mở đường cho hai bộ phim phần tiếp theo rất ăn khách, và cũng khơi nguồn cảm hứng cho tội phạm. Trong vòng ba đến bốn năm sau khi bộ phim được công chiếu, rất nhiều thanh thiếu niên được truyền cảm hứng giết người: một cậu trai và em họ của cậu ở Los Angeles bị ám ảnh bởi bộ phim và đã giết chết mẹ của mình với 45 nhát đâm, một người đàn ông đeo mặt nạ bắn chết một phụ nữ ở Florida, một cậu bé ở Pháp đã giết ba mẹ của mình khi đang đóng giả Ghostface, và ở Anh, hai bé trai liên tục đâm một bé trai khác, bảo rằng bộ phim đã thôi thúc chúng làm điều này.

Kết quả hình ảnh cho ghostface

Daniel Gill, 14 tuổi, và Robert Fuller, 15 tuổi, đến từ Bắc Yorkshire, bị kết tội vào ngày 22 tháng 10 năm 1999 vì tội cố ý giết Ashley Murray và bị xử phạt ở trại cải tạo trong sáu năm. Chúng đâm Murray mười tám lần và bỏ mặc cho nạn nhân chết, nhưng một ngày rưỡi sau đó có một người đàn ông dắt chó đi dạo tìm thấy cậu và cậu đã được bình phục.

Ngay trước cuộc tấn công, hai cậu bé đã xem phim Scream ở nhà của một tay buôn ma túy, người đã cho chúng xem những món đồ liên quan đến tâm linh và vũ khí, và nằng nặc bảo rằng thần linh muốn Murray chết. Hai cậu bé được bào chữa rằng điều này đã làm mờ đi ranh giới giữa hư và thực, cũng như ranh giới giữa đúng và sai. Theo BBC, trong sách học của một trong hai cậu bé có những hình vẽ Ghostface và những con dao.

Nhưng chúng là bạn của Murray, và ngay cả cậu bé cũng thừa nhận rằng bộ phim đã điều khiển hành vi của chúng. Đó là lời khai cậu bé trình bày với cảnh sát. Cậu kể rằng chúng dụ cậu đến một chỗ hoang vắng, rồi Gill liên tục đâm vào má và đầu của cậu. Fuller giữ người cậu và đâm vào tay. Chỉ khi Murray giả vờ chết thì hai đứa bé kia mới bỏ đi, nhưng lúc ấy cậu bé cũng bị thương quá nặng nên không thể tự mình đến bệnh viện.

Fuller tố cáo Gill mới là kẻ đầu têu, trong khi Gill ban đầu không chịu thừa nhận điều mà sau này cậu mới chịu khai là tên buôn ma túy đã cho cậu bé dùng ma túy và xúi giục cậu giết Murray. Cậu đã tin đó là một mệnh lệnh siêu nhiên.

Dù có vẻ đúng là một số người đắm chìm vào phim ảnh kinh dị sẽ cảm thấy bị kích thích thực hiện hành vi phạm tội tàn nhẫn mà họ vừa xem, nhưng trên thực tế vẫn không có chứng cứ xác thực về nguyên nhân dẫn đến điều này, và có hàng triệu người khác cũng xem những bộ phim ấy mà không bị ảnh hưởng. Một số người chuyển hóa những hình ảnh bên ngoài thành những hành vi công kích, số khác cảm thấy hưng phấn, và vẫn có một số khác không hề bị ảnh hưởng gì. Một số ít còn trở thành nhà sản xuất phim kinh dị hay nhà văn. Không dễ để biết một bộ phim có thể gây ra ảnh hưởng gì. Dù kết quả có ra sao, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng vấn đề nằm ở người xem nhiều hơn là ở bộ phim.

Tâm lý họcNơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ