Một vài câu hỏi của các bạn gửi đến.

800 72 10
                                    

1. Em chào chị, đầu tiên, em rất cảm ơn chị về bài viết này, em đang bắt đầu tập viết lách nên dạo này em đi tìm hiểu khá nhiều, em cảm thấy khá khó khăn trong việc miêu tả tâm lí nhân vật, chị có thể cho em chút lời khuyên về mảng này không

Việc đầu tiên trong miêu tả tâm lý nhân vật, năm ở chỗ xác định được hoàn cảnh, tính cách cho nhân vật. 

Với mỗi 1 nhân vật, tuỳ vào hoàn cảnh khác nhau, tính cách khác nhau sẽ có các giải quyết khác nhau.

Ví du: Một cô nàng nghèo và 1 cô nàng giàu định giúp 1 bà cụ đang bán rau bên vệ đường. Cô gái giàu sẽ chi tiền mua toàn bộ rồi mang về phân phát nó người này người kia. Nhưng cô gái nghèo sẽ đứng đấy, giúp bà cụ bán rau trong khi chỉ chi trả được 1 khoản rất nhỏ để mua 1 mớ rau. 

Từ đó với mỗi hoàn cảnh và tính cách của nhân vật, sẽ xây dựng được lên biểu đồ tâm lý của họ. Cô gái nhà giàu sẽ không bao giờ nghĩ được việc sẽ đứng bán, cô ấy nhìn bà cụ bằng ánh mắt thương cảm vì bà cụ quá nghèo, quá già để làm những việc ấy và nảy sinh lòng trắc ẩn khiến cô quyết định mua toàn bộ số rau. 

Còn cô gái nghèo, nhìn vào bà cụ sẽ thấy đồng cảm, bởi vì bố mẹ ở nhà của cô cũng vất vả như vậy, bản thân cô cũng đang rất vất vả kiếm tiền, cô ấy sẽ mạnh mẽ hơn, cũng thương cảm nhưng biến nó thành hành động, giúp đỡ bà lão.

Vì vậy, trong tình huống nào đó, e phải nhìn vào nhân vật và hoàn cảnh của nhân vật, từ đó mới có thể nói lên tâm lý của nhân vật đó như thế nào, xử lý ra sao.

2. "Trình bày thoáng, cân bằng giữa thoại và lời dẫn" nghĩa là sao vậy bạn? Bạn có thể giải thích hoặc đưa ví dụ cụ thể được không bạn?

Một bài văn khi bạn viết quá nhiều text, người đọc sẽ chẳng hiểu bạn đang đứng ở đâu nói chuyện, lúc đó bạn trông ra sao, biểu cảm của bạn trông thế nào, người đối diện phản ứng thế nào với câu nói của bạn. Từ đó việc miêu tả cảm xúc của nhân vật có phần bị hạn chế. 

Nhưng nếu một bài văn nhiều lời dẫn quá thì sao? Khi người đọc chờ đợi để xem nhân vật nói gì, họ lại cứ bị chúng ta dẫn dắt luẩn quẩn quanh nhân vật này, nhân vật kia, bối cảnh này, bối cảnh kia. Lời thoại góp phần nói lên tính cách, cách cư xử của nhân vật, lời dẫn làm nổi bật lên lời thoại, vì vậy, cân bằng được nó là tốt nhất. 

3. Icon thì nó có thể biểu đạt cảm xúc của nhân vật, có thể theo hướng hiện đại, như vậy thì có vẻ manh hơn mà? Chèn các câu cmt vào thì thiếu chuyên nghiệp? Có nhiều tác giả nổi tiếng chèn phần bình luận của mình sau hành động gì đó quá moe, lầy hay ngốc của nhân vật mà?

Thực sự với câu hỏi này, mình cũng không biết phải trả lời như thế nào. Mình đọc cũng không quá nhiều sách, viết cũng không quá nhiều tiểu thuyết, truyện ngắn. Nhưng mình có thể chắc chắn rằng, các tác phẩm chính thống không ai chèn icon vào tác phẩm của họ, và chính bản thân những dòng comment hay chú thích của tác giả cũng nằm ở danh mục phụ phía dưới cuối cùng phần chữ nhỏ của trang ấy. 

Và mình xin nhắc lại 1 lần nữa, mình là 1 author rất già, có thể hơn các bạn tới mười mấy tuổi, vậy nên đừng bắt mình hiểu những xu hướng viết lách của bây giờ.

4. Chị có thể ví dụ cho em về một plot của chị được không ạ. Em vẫn còn mông lung lắm😭

5. Em bắt đầu từ lớp 7 tới nay mới được hai năm mà thôi. Nhưng em rất khó khăn từ trong việc lập dàn ý (hay sườn truyện cùng tình tiết cậu chuyện) Mặc dù đã đọc phần trước nhưng em thật sự rất mơ hồ trong việc này.

 Nhưng em rất khó khăn từ trong việc lập dàn ý (hay sườn truyện cùng tình tiết cậu chuyện) Mặc dù đã đọc phần trước nhưng em thật sự rất mơ hồ trong việc này

Rất tiếc! Hình ảnh này không tuân theo hướng dẫn nội dung. Để tiếp tục đăng tải, vui lòng xóa hoặc tải lên một hình ảnh khác.

Dàn ý cho 1 câu truyện có rất nhiều phần càng nhiều tuyến nhân vật, lại càng phải có nhiều thứ cần note ra trước khi viết. Hơn nữa trong quá trình viết, vẫn phải xây dựng và phát triển ý tưởng tiếp. 

Từ việc phác hoạ nhân vật, hoàn cảnh, tính cách, các mối quan hệ.

Cho đến bối cảnh diễn ra, các phân cảnh như nào, có những chi tiết nào đáng nhớ trong phân cảnh đó,....

Cho đến ý nghĩa phía sau, những gì là điểm nhấn giá trị cốt lõi của tác phẩm.

Và sau đó là trình tự diễn biết theo thời gian, hôm nay nhân vật làm gì, mai nhân vật làm gì, 10 năm sau 20 năm sau ra sao,...

Có như vậy chúng ta sẽ ko sợ lẫn, ko sợ nhầm, không sợ thiếu chi tiết khi viết. 

6. Chị ơi, e muốn văn phong tốt hơn, có tính mạch lạc, liên kết tốt giữa các câu thì e nên làm thế nào?Làm thế nào để có nhiều ý tưởng, áp dụng những ý tưởng đó như thế nào cho đúng?Viết ngược hay miêu tả tâm lí, cảm xúc nhân vật như thế nào cho hay?

Những cái đấy chị chỉ có 1 lời khuyên duy nhất với em là "Viết thật nhiều thật nhiều, em yêu nó, em sẽ hiểu được, đúc kết được kết quả cho bản thân mình".

7. Chị ơi, em không cảm nhận được truyện mình viết, em có nhờ người khác đọc rồi nhận xét thì mọi người bảo cũng hay, nhưng tại sao khi em đọc lại chả có tí cảm giác gì hết,vậy là sao?

Ai cũng như vậy thôi, khi bản thân họ có tham vọng hơn nữa trong trình độ của mình. Bản thân em có sự so sánh với các tác phẩm khác, nhất là những tác phẩm có văn phong em hướng tới thì lại càng khiến em cảm giác tác phẩm của mình chưa tới tầm. Hơn nữa, cảm xúc của em không cần, mà mà cảm xúc của nhân vật của em, em hiểu nó như thế nào mới là quan trọng.

Chia sẻ của bản thân về việc viết lách.Nơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ