Tiền học cho con cái và tiền lo cho tuổi già - cuộc giằng co không cân sức

181 0 0
                                    

Trong khi đang chơi đùa cùng con gái sau giờ ăn tối, Kim Min Seok chú ý vào bản tin trên ti vi. Bản tin đưa tin về người đàn ông sống 1 mình trong căn hộ chung cư, sau khi gửi vợ và con sang Mĩ du học. Ông ta chết mấy ngày rồi, nhưng không ai phát hiện ra. Anh thấy tim mình đau nhói. Từ khi trở thành bố anh nhận ra rằng những bản tin hoặc bài báo liên quan đến giáo dục không còn là vấn đề hay câu chuyện cua riêng ai.

    Kim Min Seok cũng nghe giám đốc bộ phận Mô nói rằng hàng tháng khoản tiền ở trường và tiền học thêm mà ông phải chi cho 2 con là 4 triệu won, tính ra mỗi đứa là 2 triệu won. Trong đó, chi phí học thêm đắt đỏ, dù có hạ đến mấy thì mỗi môn học cũng là 500 nghìn won, tính ra mỗi đứa học thêm 3 ,4 môn thì chi phí này đã nên tới 2 triệu won rồi.

    Tuy nhiên, năng lực của những nhân viên mới vào công ty thì lại không vượt hơn so với thời anh mới vào làm. Mặc dù, những nhân viên này đều du học ở nước ngoài về nên tiếng Anh khá tốt, nhưng các kỹ năng khác thì anh có cảm giác họ kém hơn so với lúc đầu anh về đây làm việc. Anh bắt đầu nghĩ rằng, thời nay, các bạn trẻ tiêu nhiều hơn, cao lớn hơn, nhưng không có nhiều phát triển trong năng lực.

    "Rốt cuộc thì không phải trong giáo dục có bong bóng sao?"

    "Không phải vì những điều này nên mới có chuyện những ông bố cô đơn sao?"

    Anh bắt đầu có những hoài nghi.

    Các chương trình thời sự trên tivi bắt đầu tập trung vào vấn đề những ông bố cô đơn, và đề cập từng vấn đề trong hiện tượng gửi con đi du học dự bị.

    Theo tài liệu thống kê của ngân hàng Hàn Quốc thì vào năm 2004, Hàn Quốc có 160 nghìn sinh viên đại học và gần 20 nghìn học sinh tiểu, trung, phổ thông trung học đi du học ở nước ngoài. Số tiền được chuyển ra nước ngoài với mục đích du học hoặc học ngoài ngữ lên tới  2.500 tỷ won. Nếu tính một cách đơn giản các chi phí khác như: tiền vé máy bay, tiền sinh hoạt cua vợ/chồng trong gia đình... thì số tiền này sẽ lên tới gần 7 nghìn tỷ won. Hơn nữa, chi phí du học nước ngoài này tăng lên hàng năm, do vậy, các khoản chi tiêu không chính thức cũng lên tới 10 nghìn tỷ won.

    Số tiền gửi mà các "cò bố" phải gửi là 4 triệu, 5 triệu won/tháng.Số tiền gửi này chiếm hơn 90% thu nhập/tháng của các ông bố, vậy là với số tiền ít ỏi còn lại họ sống một mình trong cô đơn, không chăm sóc được bản thân, ăn uống thất thường, cuộc sống của họ chẳng khác gì ép mình trong những câu chuyện cổ tích xưa kia.

    "Không phải họ nói rằng đây là thời đại mà các ông bố, bà mẹ sẽ làm tất cả, hi sinh hết thảy vì con cái sao?"

    Kim Min Seok chợt nảy ra suy nghĩ như vậy. Anh cũng nghĩ sã hội cần có những lí lẽ, dẫn luận về đề tài giáo dục con cái vì ai cũng lo lắng không biết nuôi dạy con cái như thế nào. Trong đầu anh lại hiện lên hình ảnh mà Tiên ông đã chỉ ra trong mơ khi anh về già, sống trong nhà con gái đầu, thấy mình là gánh nặng của con gái.

    "Vì con cái mà phải hi sinh tất cả mọi thứ, rồi đến khi già lại phải sống vất vưởng nhờ con? Liệu có phải là vì con cái hay không?Con cái chúng nó có muốn như vậy không?"

    Trước đây, anh còn suy nghĩ rằng việc bố mẹ giáo dục con cái, con cái phụng dưỡng bố mẹ khi về già là điều đương nhiên, nhưng giò đây anh nghĩ rằng sau này con cái sẽ sống theo cách của chúng, bố mẹ cũng vậy. Sau khi con cái kết hôn lại có một gia đình mới. Lúc này, con cái và bố mẹ xét về cả khía cạnh tài chính lẫn tinh thần, đều sống ở 2 thế hệ tách biệt khác nhau.

    Đột nhiên, anh nhớ đến câu nói của oogn bác ở bên Canada.

    "Ở Canada, sau khi con gái tốt nghiệp phổ thông trung học thì hầu như không có chuyện bố mẹ cung cấp tiền cho con. Con họ tự kiếm tiền sinh hoạt bằng việc làm thêm, dùng các khoản vay khuyến học để trả tiền học phí. Sau khi tốt nghiệp và xin việc làm họ có thời gian là 5 năm để trả tiền đã vay từ các quỹ đó. Nhờ vậy, bố mẹ không can thiệp quá sâu vào đời sống của con cái, đồng thời sự phụ thuộc của con cái vào bố mẹ cũng không quá nhiều."

    "Còn ở Hàn Quốc thì sao?"

    Đối vối cha mẹ ở Hàn Quốc thì việc học của con cái là điều đương nhiên, bố mẹ còn lo cho con cả tiền cưới xin, tiền mua nhà, cũng có trường hợp bố mẹ còn cho tiền sau khi đã kết hôn. Nhưng ngược lại, bố mẹ cũng yêu cầu rất nhiều điều ở con cái. Khi kết hôn, quyền quyết định đối tượng thuộc về bố mẹ. Và nhiều trường hợp, conc ái phải lo lắng cho bố mẹ khi về già. So với thời trước, bố mẹ ngày nay thay đổi khá nhiều, song con cái lại thay đổi nhanh hơn.

   Vậy thì việc hi sinh tất cả cho con cái, lo lắng trọn đời cho con, liệu có phải tốt nhất? Việc chuẩn bị tiền cưới xin cho con đối với nhà khá giả chẳng có gì là xấu, nhưng đối với nhà không có năng lực thì tại sao không nuôi con để chúng có đủ khả năng tự lập?

    Quay lại chủ đề đang nghiên cứu và tìm kiếm trên internet, Kim Min Seok đọc nhiều bài đề cập đến mức độ phụ thuộc vào tài chính của bố mẹ ở thế hệ thanh niên 20 tuổi do tình trạng thất nghiệp kéo dài sau khi khủng hoảng ngoại tệ. Trong năm 1999 (quý III), trong số thu nhập trung bình/tháng của dân số lao động thành thị tuổi 20 thì tỉ lệ giá trị được chuyển nhượng như: tiền hỗ trợ sinh hoạt, tiền tiêu vặt... được nhận từ bố mẹ chiếm 4,5%. Con số này các năm sau đều tăng dần lên như: năm 2000 là 5,8%, năm 2002 là 8,7%, năm 2003 là 11,1%, năm 2004 là 12,1%. Theo đó, bố mẹ càng ngày càng phải lo lắng nhiều hơn cho con cái của mình.

    Sau khi đọc rất nhiều bài báo, anh nhận ra rằng thay vì lo tất cả các chi phí liên quan đến học cho con ở hiện tại thì việc đảm bảo tài chính cho tuổi già của mình sẽ giảm bớt gánh nặng cho con cái. Anh quyết định sau này mình sẽ cố gắng hết mình trong việc nuôi dạy và hỗ trợ con, nhưng cũng sẽ trù bị tài chính độc lập cho mình khi về già. Anh nhận thấy để làm được việc này, anh cần xây dựng tính độc lập và lòng tự trọng cho con cái để sau này chúng chủ động trong cuộc sống.


Thịnh vượng tài chính tuổi 30 Tập INơi câu chuyện tồn tại. Hãy khám phá bây giờ